Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cần chuẩn bị những gì? Trình tự thủ tục ra sao? Đây là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây, LNP LAW sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.
Cơ sở pháp lý
Nhãn hiệu sản phẩm là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ do một doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với những hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu được tạo nên bởi các chữ cái, từ ngữ, chữ số, hình vẽ, màu sắc, hình ảnh, sự sắp đặt, tiêu đề quảng cáo, nhãn hàng hoặc sự kết hợp của các dấu hiệu kể trên được sử dụng để phân biệt hàng hóa và dịch vụ của các công ty khác nhau có thể được coi là nhãn hiệu.
Mục lục
ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM
1.Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tại việt nam
- 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu số 04-NH; Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
- Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá; dịch vụ mang nhãn hiệu; (Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên Tờ khai)
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
2. Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Bước 1: Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu
Doanh nghiệp có thể tra cứu (có thu lệ phí) tại dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ để có kết quả tra cứu chính xác cao hơn.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Doanh nghiệp sau khi chốt nhãn hiệu của mình, doanh nghiệp sẽ kê khai và hoặc thông qua đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Doanh nghiệp nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;
Ngày nộp đơn sẽ có số đơn và ngày ưu tiên
Công văn nhận được lần 1: Kết quả thẩm định hình thức
Thời hạn thẩm định hình thức: 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.
Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Thời hạn công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Công văn lần 2: Kết quả thẩm định nội dung
Thời hạn thẩm định nội dung: 10-12 tháng kể từ ngày công bố đơn (thực tế hiện nay là 2 năm do Cục SHTT bị quá tải việc xử lý đơn)
Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Công văn 3: Cấp văn bằng nhãn hiệu độc quyền
Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
3.Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm
Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ nội dung để đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Mọi thắc mắc và yêu cầu tư vấn xin quý khách liên hệ số HOTLINE: 0968896603.
Bài viết tham khảo: