Đăng ký thương hiệu là việc nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu với logo thương hiệu của mình, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp logo thương hiệu.
Đọc thêm: Đăng ký nhãn hiệu tại TP. HCM – Nộp đơn chỉ 01 ngày
Đọc thêm: Làm gì khi nhãn hiệu bị xâm phạm?
Đăng ký thương hiệu là gì?
Đăng ký thương hiệu là thủ tục hành chính do cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu thương hiệu tiến hành nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ, đơn đăng ký thương hiệu sẽ qua các bước thẩm định (i) hình thức (ii) công bố đơn đăng ký (iii) thẩm định nội dung đăng ký (iv) cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu.
Việc đăng ký thương hiệu là một việc làm quan trọng và cấp bách với chủ sở hữu để có thể bảo hộ độc quyền thương hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi sẽ nêu 1 số lý do tại sao khách hàng cần tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu.
– Đăng ký thương hiệu để chứng minh được quyền sở hữu của chủ sở hữu với bên khác;
– Quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu chỉ phát sinh khi thương hiệu đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký;
– Được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký;
– Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu đã đăng ký;
– Tạo lợi thế cạnh tranh và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm mang thương hiệu của người khác;
– Khi thương hiệu trở lên nổi tiếng, chủ sở hữu có thể cho phép bên khác sử dụng hoặc chuyển nhượng thương hiệu, từ đó sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận;
Mục lục
Tại sao phải đăng ký thương hiệu?
Tại sao phải đăng ký thương hiệu là bởi vì mỗi sản phẩm được đưa ra ngoài thị trường đều có tên gọi riêng cho từng sản phẩm mà chúng ta thường hay gọi là “thương hiệu” hoặc “tên thương hiệu”.
Việc gắn thương hiệu lên 1 sản phẩm hoặc 1 dịch vụ cụ thể nào đó sẽ giúp khách hàng, người sử dụng sản phẩm dễ dàng phân biệt được đâu là sản phẩm của Công ty A hoặc đây là sản phẩm của Công ty B.
Khi sản phẩm trở thành phổ biến với người tiêu dùng, đó cũng là lúc sẽ có thể xuất hiện sản phẩm tương tự với thương hiệu, dẫn đến việc khách hàng dễ nhầm lẫn hoặc không thể phân biệt được đâu là sản phẩm “chính hãng”. Điều này sẽ gây tâm lý hoang mang cho khách hàng và dẫn đến việc khách hàng dừng sử dụng sản phẩm.
Do đó, để bảo vệ được thương hiệu sản phẩm của mình, tránh việc bị bên khác làm “nhái” hoặc làm “giả”, chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm do mình sản xuất ra.
Với mỗi thương hiệu đã được đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ độc quyền trong thời gian 10 năm và có thể gia hạn dễ dàng. Do đó, tạo điều kiện tốt nhất về thời gian cho chủ sở hữu có đủ thời gian để phát triển sản phẩm và xây dựng chiến lược lâu dài cho sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Điều kiện bảo hộ thương hiệu
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định thương hiệu được bảo hộ khi:
– Nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
– Có khả năng phân biệt, không có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác;
– Tổ chức, cá nhân (chủ sở hữu thương hiệu) không thuộc các trường hợp tại Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ tự mình đăng ký hoặc thông qua đại diện sở hữu công nghiệp;
– Thương hiệu được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu
Hồ sơ đăng ký thương hiệu gồm các tài liệu dưới đây:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, thực hiện theo mẫu số 04-NH Phụ lục A ban hành kèm theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN;
– 05 mẫu nhãn hiệu đăng ký kèm theo. Lưu ý 05 mẫu nhãn phải giống hệt mẫu nhãn trên tờ khai đăng ký về kích thước và màu sắc;
– Giấy uỷ quyền nếu nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp.
Thời hạn thực hiện đăng ký thương hiệu
– Xét nghiệm hình thức: 1 – 2 tháng kể từ ngày nộp đơn. Trường hợp đáp ứng yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ có thông báo hợp lệ hình thức;
– 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp của Cục;
– Xét nghiệm nội dung 09-10 tháng kể từ ngày công bố, tuy nhiên thời gian thực tế có thể lên đến 12-16 tháng. Kết quả là thông báo hợp lệ nội dung;
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp trong khoảng thời gian 1 tháng kể từ ngày có quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
Cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký thương hiệu
Tổ chức, cá nhân khi đăng ký thương hiệu có thể nộp đơn trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến các địa chỉ dưới đây:
– Cục Sở hữu trí tuệ. Địa chỉ: Số 286, Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
– Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, Số 135, Đường Minh Mạng, Phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng.
– Văn phòng đại diện tại TP.HCM: Lầu 7, Toà nhà Hà Phan, Số 17/19, Đường Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực luật pháp lý với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. LNP LAW tự tin mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong các lĩnh vực Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Kinh doanh, Giấy phép con.
Khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu có thể sử dụng các dịch vụ do chúng tôi cung cấp:
– Tư vấn, hỗ trợ, trả lời các câu hỏi và thắc mắc của khách hàng liên quan đến đăng ký thương hiệu;
– Soạn thảo hồ sơ đăng ký thương hiệu;
– Nộp hồ sơ, theo dõi, lấy kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký thương hiệu;
– Các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.