Với GDP đạt 365 tỷ USD cùng mức thu nhập bình quân đầu người là 11,484 USD, Malaysia trờ thành thị trường tiềm năng nhiều doanh nghiệp hướng đến. Để mở rộng cung cấp hàng hoá/dịch vụ tại quốc gia này tổ chức, cá nhân Việt Nam cần tiến hành đăng ký thương hiệu tại Malaysia.
Đọc thêm: Hướng dẫn đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu) tại Hoa Kỳ
Đọc thêm: Nhãn hiệu trùng tương tự gây nhầm lẫn trong bảo hộ nhãn hiệu
Mục lục
1. Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu tại Malaysia
Đăng ký thương hiệu tại Myanmar đem lại các lợi ích sau cho chủ sở hữu:
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong phạm vi quốc gia. Một thương hiệu (nhãn hiệu) được bảo hộ tại Việt Nam không có nghĩa nhãn hiệu đó cũng được bảo hộ tại Malaysia;
– Thương hiệu (nhãn hiệu) giúp phân biệt hàng hoá/dịch vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng hàng hoá/dịch vụ trên thị trường Myanmar. Đây là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp tiến hành mở rộng thị trường;
– Đăng ký thương hiệu tại Myanmar giúp hạn chế hành vi làm giả, làm nhái ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của hàng hoá dịch vụ gắn thương hiệu;
– Chủ sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) có thể chuyền giao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thu phí.
2. Cần lưu ý gi khi đăng ký thương hiệu tại Malaysia?
Pháp luật Malysia có nhiều điểm khác so với Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam liên quan đến thương hiệu (nhãn hiệu). Vì vậy tổ chức, cá nhân cần lưu ý một số thông tin sau khi đăng ký thương hiệu tại Malaysia.
2.1. Điều kiện để thương hiệu được đăng ký bảo hộ
Thương hiệu (nhãn hiệu) không chứa từ ngữ hoặc có cách thể hiện ý nghĩa trong các trường hợp dưới đây thì được đăng ký bảo hộ:
– “Bằng độc quyền”, “đã được cấp bằng độc quyền” hoặc “bản quyền”;
– Từ ngữ, hình ảnh tương tự, trùng hoặc liên quan đến nhà vua, hoàng hậu, hoàng gia, quân đội hoàng gia, cảnh sát hoàng gia của Malaysia;
– Từ ngữ, hình ảnh tương tự hoặc liên quan đến vương miệng hoặc gia huy hoàng gia;
– Từ ngữ, hình ảnh liên quan đến tổ chức ASEAN hoặc quốc kỳ của mỗi nước thành viên.
2.2. Xác lập quyền sở hữu với thương hiệu (nhãn hiệu)
Quyền sử hữu công nghiệp với thương hiệu tại Malaysia được xác lập trên cơ sở đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Việc đăng ký thương hiệu là cơ sở để tiến hành các hoạt động chuyển giao, yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu của bên thứ ba, ….
2.3. Hình thức nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Malaysia
Malysia không tham gia Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid nên không phải thành viên của Hệ thống Madrid. Chủ đơn đăng ký thương hiệu muốn nộp đơn đăng ký tại Malaysia cần nộp đơn trực tiếp hoặc qua bưu điện đến điểm tiếp nhận đơn ở Malaysia. Ngoài ra chủ đơn đăng ký cũng có thể nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp tại Malaysia.
2.4. Quyền ưu tiên khi nợp đơn đăng ký thương hiệu tại Malaysia
Cả Việt Nam và Malaysia đều là thành viên của Công ước Paris vì vậy đơn đăng ký thương hiệu nộp tại Malaysia có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên là ngày nộp đơn đầu tiên tại Việt Nam.
2.5. Thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu tại Malaysia
Thẩm quyền tiếp nhận đơn đăng ký, xử lý đơn và cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu (nhãn hiệu) tại Malaysia thuộc về Intellectual Property Corporation of Malaysia (MyIPO).