Đăng ký thương hiệu là hoạt động nhằm bảo vệ quyền sở hữu với nhãn hiệu gắn trên hàng hoá, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu đăng ký thương hiệu tại Myanmar cần lưu ý một số thông tin cơ bản dưới đây.
Đọc thêm: Hướng dẫn đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu) tại Singapore
Mục lục
1. Tại sao cần phải đăng ký thương hiệu tại Myanmar?
Nên thực hiện đăng ký thương hiệu tại Myanmar trong thời gian sớm nhất bởi các lý do sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong phạm vi quốc gia. Một thương hiệu (nhãn hiệu) được bảo hộ tại Việt Nam không có nghĩa nhãn hiệu đó cũng được bảo hộ tại Myanmar;
– Thương hiệu (nhãn hiệu) giúp phân biệt hàng hoá/dịch vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng hàng hoá/dịch vụ trên thị trường Myanmar. Đây là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp tiến hành mở rộng thị trường;
– Đăng ký thương hiệu tại Myanmar giúp hạn chế hành vi làm giả, làm nhái ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của hàng hoá dịch vụ gắn thương hiệu;
– Chủ sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) có thể chuyền giao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thu phí.
2. Cần lưu ý gì khi đăng ký thương hiệu tại Myanmar?
Luật Nhãn hiệu Myanmar mới chính thức được Quốc hội Liên băng Myanmar thông qua ngày 30 tháng 1 năm 2019. Do có nhiều quy định mới liên quan đến sở hữu trí tuệ mà doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ điều kiện, quy trình đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia này.
2.1. Nguyên tắc áp dụng khi đăng ký nhãn hiệu
Hiện nay Myanmar áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên thay thế cho nguyên tắc sử dụng đầu tiên. Tức là thương hiệu được bảo hộ trên cơ sở nộp đơn đăng ký bảo hộ đầu tiên tại Myanmar. Việc thay đổi nguyên tắc bảo hộ khiến các thương hiệu đã được bảo hộ trước khi luật mới có hiệu lực cần nộp lại đơn đăng ký nếu vẫn muốn duy trì bảo hộ
2.2. Điều kiện để thương hiệu được bảo hộ
Luật Nhãn hiệu mới quy định nhãn hiệu được bảo hộ tại Myanmar gồm: nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Các nhãn hiệu nêu trên được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện:
– Thương hiệu có khả năng tự phân biệt với hàng hoá/dịch vụ đăng ký;
– Thương hiệu không tương tự hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được nộp đơn hoặc đăng ký trước cho nhóm hàng hoá/dịch vụ trùng hoặc tương tự.
2.3. Hình thức nộp đơn
Hiện nay Myanmar chưa tham gia Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid nên không phải thành viên của Hệ thống Madrid. Doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam muốn đăng ký thương hiệu tại Myanmar có thể nộp đơn trực tiếp hoặc thông qua đại diện tại Myanmar để thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký nhãn hiệu.
2.4. Thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu
Trước khi Luật Nhãn hiệu Myanmar mới có hiệu lực, Myanmar không có cơ quan chuyên trách về sở hữu trí tuệ. Hiện nay Văn phòng sở hữu trí tuệ Myanmar (MYANMAR INTELLECTUAL PROPERTY DEPARTMENT – MIPD) được thành lập trực thuộc Bộ Giáo dục có trách nhiệm quản lý việc đăng ký thương hiệu tại Mynamar.