Đầu tư ra nước ngoài  dưới  hình thức thành lập chi nhánh theo quy định hiện hành năm 2020

Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư Việt Nam thực hiện chuyển vốn góp ra nước ngoài để thực hiện đầu tư. Có nhiều hình thức đầu tư tại nước ngoài như thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, góp vốn thành lập chi nhánh tại nước ngoài….Với nhiều nhà đầu tư thì việc đầu tư thành lập chi nhánh là một  lựa chọn tốt. Nó đảm bảo được sự giám sát quản lý trong hoạt động của công ty mẹ tại Việt Nam.

Xem thêm: Thành lập văn phòng đại diện công ty Úc tại Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành

Xem thêm: Xin GCN đầu tư ra nước ngoài có khó không?

Khái niệm chi nhánh

Chi nhánh của doanh nghiệp được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014:

“Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

Theo nội dung quy định trên thì chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc trụ sở chính, được thành lập hợp pháp và có con dấu và tài khoản riêng nhưng chưa độc lập hoàn toàn về tài sản cũng phải nhân danh trụ sở chính thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân chi nhánh đó. Vì vậy, chi nhánh không có tư cách pháp nhân còn bản thân doanh nghiệp chủ quản thành lập nên chi nhánh đó là một pháp nhân.

Theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh ở cả trong và ngoài nước. Cũng giống như văn phòng đại diện, doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.

Thủ tục thành lập chi nhánh tại nước ngoài

Việc thành lập chi nhánh tại nước ngoài tuân theo quy định pháp luật nước nơi tiếp nhận đầu tư và điều ước quốc tế mà các bên tham gia, là thành viên.

Trước khi đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài và thực hiện thru tục thành lập chi nhánh tại nước ngoài theo quy định pháp luật.

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

  • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư
  • Văn bản Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
  • Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án: Dự án năng lượng; Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản; Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng. Các văn bản tài liệu có thể là: Giấy phép đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, trong đó có nội dung xác định địa điểm và quy mô sử dụng đất Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Hợp đồng trúng thầu, thầu khoán hoặc hợp đồng giao đất, cho thuê đất; hợp đồng hợp tác đầu tư, kinh doanh, trong đó xác định rõ địa điểm, quy mô sử dụng đất; Thỏa thuận nguyên tắc về việc giao đất, cho thuê đất, thuê địa điểm kinh doanh, thỏa thuận hợp tác đầu tư, kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.
  • Quyết định đầu tư ra nước ngoài
  • Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
  • Văn bản ủy quyền.

Xử lý hồ sơ

  • Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
  • Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
  • Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định (trong vòng 90 ngày) và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).

Sau khi có GCN đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư tiến hành đầu tư thành lập chi nhánh tại nước ngoài theo quy định của nước nơi thực hiện dự án.

Khi thực hiện thành lập chi nhánh tại nước ngoài, nhà đầu tư cần quan tâm đến những địa bàn, lĩnh vực đầu tư được nước tiếp nhận đầu tư ban hành chính sách ưu đãi và thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định pháp luật liên quan.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Đầu tư ra nước ngoài theo hình thực lập chi nhánh. Nếu có mong muốn sử dụng dịch vụ của LNP Law vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây.