Đầu tư vào Việt Nam theo hợp đồng BT 2020

Hợp đồng BT là một trong những hợp đồng đối tác công tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư. Vậy hợp đồng BT là gì? Theo quy định của pháp luật hợp đồng BT có những nội dung gì?

1. Thế nào là hợp đồng BT?

Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.

Một số nguyên tắc đảm bảo trong quá trình giao kết hợp đồng BT là:

  • Tự nguyện, bình đẳng, tuân thủ quy định pháp luật.
  • Có đủ nguồn tài chính để tiến hành thanh toán theo những quy định ghi trong hợp đồng.

 

2. Những nội dung trong hợp đồng BT:

Nội dung hợp đồng BT bao gồm quyền và nghĩa vụ các bên để đạt được những lợi ích đã thỏa thuận. Đối với nhà đầu tư nước ngoài vì có yếu tố liên quan đến điều kiện kinh tế đất nước mà họ ký kết nên để đạt được những lợi ích thì phải thật sự cân nhắc và tính toán. Còn đối với Nhà nước, khi ký kết hợp đồng, mục đích chính là phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội.

Những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng như sau:

  • Tên, địa chỉ, địa chỉ, đại diện ủy quyền của các bên tham gia hợp đồng dự án;
  • Mục tiêu và phạm vi hoạt động của dự án, phương pháp và tiến độ thanh toán vốn đầu tư cho công trình xây dựng;
  • Nguồn vốn, tổng đầu tư, tiến độ thực hiện;
  • Năng lực, công nghệ và thiết bị, yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình, tiêu chuẩn chất lượng;
  • Quy chế giám sát và kiểm soát chất lượng thi công;
  • Quy định về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
  • Điều kiện sử dụng đất, công trình hạ tầng, công trình phụ trợ cần thiết cho xây dựng và vận hành;
  • Tiến độ thi công;
  • Quyền và nghĩa vụ các bên;
  • Quy định về giá cả, phí;
  • Điều kiện về kỹ thuật, tình trạng hoạt động, chất lượng công việc;
  • Các trường hợp chấm dứt hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp;
  • Xử lý vi phạm;
  • Hiệu lực hợp đồng.

Trong đó, việc quy định về hiệu lực hợp đồng như sau: Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký, hoặc tại một thời điểm khác khi các bên thỏa thuận đáp ứng đủ điều kiện sau:

  • Người ký hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc ký kết trong hợp đồng.

 

***** Các bài viết liên quan *****

Các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2020

Đầu tư vào Việt Nam theo hợp đồng BCC năm 2020

Từng bước thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới nhất năm 2020

Dịch vụ tư vấn đầu tư giá rẻ

Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

9 lý do Nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư kinh tế năm 2020

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng