Dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu vào Việt Nam trong năm 2020

Trước ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đến nền kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc tính đến chuyển đầu tư sang quốc gia khác. Việt Nam được dự báo là một trong những quốc gia đầu tiên sẽ đón nhận sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiểu rõ và nhìn nhận đúng xu hướng này này sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị vật chất và tinh thần để không bỏ lỡ cơ hội phát triển.

>> Đọc thêm: Thành lập công ty kinh doanh bất động sản có vốn nước ngoài

Chuỗi cung ứng toàn cầu là gì?

Chuỗi cung ứng hay Supply chain là hệ thống gồm các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin liên tục liên quan đến việc di chuyển sản phẩm, cung cấp dịch vụ từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng toàn cầu là tổng hợp của các hoạt động nêu trên nhưng có phạm vi trên toàn cầu. Hoạt động trong chuỗi cung ứng nhằm biến tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần khác thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng ở khâu tiêu thụ. 

Khái niệm chuỗi cung ứng cũng bao hàm cả logistics và quá trình sản xuất. Có thể thấy chuỗi cung ứng tác động rất lớn kinh tế và tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống. Giá trị lớn nhất chuỗi cung ứng toàn cầu đem lại là dòng chảy không ngừng của hàng hoá và tiền tệ giữa các quốc gia. 

Sản phẩm máy bay chở khách Airbus A380 của hãng Airbus chính là một ví dụ điển hình về chuỗi cung ứng. A380 được cấu tạo từ 4 triệu bộ phân riêng biệt sản xuất tại 30 nước khác nhau và vận chuyển qua đường bộ, đường thuỷ, đường không để đến nơi lắp ráp. Ví dụ phần cánh được chế tạo ở Wales, Anh; phần thân và đuôi đứng đến từ Hamburg, Đức; cánh đuôi ngang làm tại Cadiz, Tây Ban Nha. 

chuoi cung ung toan cau
                                       chuoi cung ung toan cau la gi

Nguyên nhân dẫn đến dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu

Một hệ quả quan trọng của quốc tế hoá là sự ra đời và phát triển của chuỗi cung ứng toàn cầu. Do các tiến bộ về khoa học kỹ thuật, liên lạc mà nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ có thể tham gia vào quá trình sản xuất. Nhìn chung chuỗi cung ứng toàn cầu đem lại nhiều lợi ích do khai thác được nguồn nhân công giá rẻ và khiến các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn.

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia khiến chuỗi cung ứng toàn cầu có thể bị xáo trộn, đặc biệt là khi một quốc gia, khu vực chiếm giữ tỷ trọng quá lớn trong chuỗi cung ứng. Khủng hoảng tại Trung Quốc do dịch bệnh COVID 19 là bằng chứng về sự mất cân bằng trong tỷ trọng sản xuất giữa các quốc gia. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay:

– Trung Quốc được ví như đại công xưởng của thế giới, nhiều hàng hoá được sản xuất tại đây khiến Trung Quốc chiếm tỷ lệ quá lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này khiến dòng hàng hoá có thể bị gián đoạn nếu tình hình chính trị, kinh tế của Trung Quốc không ổn định;

– Nhận thức được sự phụ thuộc của mình vào các công xưởng ở Trung Quốc, nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đang đẩy mạnh việc chuyển nhà máy sang các quốc gia khác như Việt Nam, Ấn Độ. Điều này xuất phát tư nhu cầu ảnh hưởng địa chính trị, cạnh tranh giữa các quốc gia;

– Dịch bệnh COVID 19 giáng một đòn mạnh vào chuỗi cung cầu của toàn thế giới. Việc sản xuất, dịch chuyển, tiêu thụ hàng hoá và nguồn tiền bị ngưng trệ. Đặc biệt là ở Trung Quốc do đây là quốc gia có ca bệnh đầu tiên;

– Nhiều quốc gia chưa khống chế được COVID 19 nên hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngừng trệ. Trong khi nhu cầu tiêu dùng hàng hoá trên toàn thế giới vẫn rất lớn. Việc tái sản xuất được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Điều này khiến các quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh sẽ là điểm đến hấp dẫn của các công ty nước ngoài.

chuoi cung ung toan cau
                     nguyen nhan dịch chuyen chuoi cung ung toan cau

Xu hướng dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu sang Việt Nam

Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đã xuất hiện từ các năm 2018 – 2019 sau khi Mỹ tuyên bố chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Mục đích nhằm giảm áp lực rào cản thuế quan đối với hàng hoá xuất khẩu từ Trung Quốc và dịch chuyển dây truyền sản xuất sang các quốc gia có chi phí sản xuất rẻ hơn. Tuy nhiên đại dịch COVID 19 đã trở thành chất xúc tác lớn nhất để các quốc gia quyết định thực hiện việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng càng nhanh càng tốt. Sự phụ thuộc quá mức của thế giới được thể hiện rõ trong đại dịch. Khi các nhà máy tại Trung Quốc đóng cửa thì thị trường dược phẩm tại Mỹ cũng đóng băng.

Chính những nguyên nhân trên đã khiến Mỹ quyết tâm thành lập “Mạng lưới kinh tế thịnh vượng” bằng nhóm “Bộ tứ kim cương” gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và mời thêm 3 quốc gia khác là Việt Nam, New Zealand và Hàn Quốc. Đây có thể là cơ hội rất lớn để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài và tham gia trực tiếp vào chuối cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên việc dịch chuyển này có thể gặp khó khăn do một số nguyên nhân sau:

– Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới với hơn 1 tỷ dân. Không phải doanh nghiệp nước ngoài nào cũng muốn rời khỏi miếng bánh béo bở này;

– Việc chuyển nhà máy, chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc không thể diễn ra trong ngày 1 ngày 2 mà cần cả một quá trình có sự tính toán cẩn thận. Qua hàng chục năm phát triển mạng lưới công xưởng, chuỗi cung ứng tại Trung Quốc đã đạt đến mức độ hoàn thiện cao. Đây sẽ là yếu tố quan trọng giữ chân các doanh nghiệp nước ngoài;

– Việt Nam mặc dù được nhắc đến là điểm đến tiềm năng cho các công ty nước ngoài nhưng vấn đề về cơ sở hạ tầng, đường sá, bến cảng còn hạn chế làm nhiều nhà đầu tư lo ngại. Nguồn nhân lực rồi rào nhưng tay nghề còn hạn chế so với các nước trong khu vực. Và quan trọng nhất là nguồn nguyên liệu của Việt Nam vẫn phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc.

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.

Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu vào Việt Nam trong năm 2020. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com