Mã số mã vạch là công nghệ nhận dạng thông tin của hàng hoá được áp dụng phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Vậy đăng ký mã số mã vạch ở đâu? Cần chuẩn bị những gì và chi phí bao nhiêu?
Đọc thêm: Hàng hoá có bắt buộc đăng ký mã số mã vạch không? Cách đăng ký mã số mã vạch
Đọc thêm: Gia hạn mã số mã vạch?
Mục lục
1. Mã số mã vạch là gì?
Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN thì mã số: “là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức” trong khi mã vạch: “là một dãy các vạch thẫm song song và các khoản trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được”.
Việc quản lý đăng ký, sử dụng, cấp phép mã số mã vạch tại Việt Nam thuộc về Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia (GS1 Vietnam). Đăng ký mã số mã vạch giúp doanh nghệp tự động hoá bán hàng, quản lý sản xuất kinh doanh cũng như thu thập dữ liệu điện tử.
2. Có mấy loại mã số?
Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN quy định có những loại mã số sau:
– Mã quốc gia gồm ba chữ số do GS1 cấp cho các quốc gia thành viên. Mã quốc gia của Việt Nam là 893;
– Mã doanh nghiệp gồm mã quốc gia (ba số) và số phân định tổ chức/doanh nghiệp (4 đến 7 số tiếp theo);
– Mã số rút gọn (EAN) là dãy 8 chữ số cho sản phẩm (vật phẩm) có kích thức nhỏ gồm mã quốc gia, số phân định vật phẩm và số kiểm tra;
– Mã số địa điểm toàn cầu (GLN) là dãy 13 chữ số quy định cho tổ chức/doanh nghiệp gồm mã quốc gia, số phận định, địa điểm và số kiểm tra;
– Mã thương phẩm toàn cầu (GTIN) được cấp cho sản phẩm/hàng hoá được cấu tạo từ mã doanh nghiệp.
3. Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch trọn góp giá rẻ
Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm với mức phí trọn gói 3.000.000 VNĐ/01 mã vạch sản phầm. Phí nhà nước về cấp và quản lý sử dụng mã số mã vạch được quy định trong Thông tư số 232/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính trong đó:
– Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch
+ Sử dụng mã doanh nghiệp GS1: 1.000.000 đồng/mã;
+ Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN): 300.000 đồng/mã;
+ Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8): 300.000 đồng/mã.
– Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài
+ Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm: 500.000 đồng/hồ sơ;
+ Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm: 10.000 đồng/mã.
– Mức thu phí duy trì và sử dụng mã số mã vạch hàng năm
+ Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (500.000 đến 2.000.000 đồng) tương ứng với số vật phẩm doanh nghiệp sử dụng mã;
+ Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 200.000 đồng;
+ Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 200.000 đồng.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực luật pháp với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. LNP LAW tự tin mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong các lĩnh vực Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Kinh doanh, Giấy phép con. Bài viết trên đã trả lời thắc mắc của Quý khách hàng về Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch trọn góp giá rẻ.
Khách hàng có nhu cầu đăng ký mã số mã vạch có thể sử dụng các dịch vụ pháp lý sau do chúng tôi cung cấp:
– Tư vấn, hỗ trợ, trả lời các câu hỏi và thắc mắc của khách hàng liên quan đến đăng ký mã số mã vạch;
– Soạn thảo hồ sơ giấy tờ cần thiết để thực hiện việc đăng ký mã số mã vạch;
– Nộp hồ sơ, theo dõi, lấy kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh;
– Các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.