Dịch vụ thành lập công ty Hàn Quốc tại Việt Nam

Thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam đang là một hình thức đầu tư được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn và ngày càng tăng lên, đặc biệt là thành lập công ty Hàn Quốc. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng nắm rõ các quy định của pháp luật cũng như quy trình thủ tục để có thể thực hiện việc đầu tư. Vì vây việc lựa chọn một công ty Luật uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết.

Đọc thêm: 07 lưu ý về pháp lý cho nhà đầu tư, người mua bất động sản lần đầu

Đọc thêm: Thủ tục gia hạn dự án đầu tư mới nhất năm 2020

Các văn bản chính điều chỉnh hoạt động đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam

– Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA);
– Luật Đầu tư 2014;
– Luật doanh nghiệp
Ngoài ra, tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà nhà đầu tư còn cần tham khảo một số luật và văn bản dưới luật chuyên ngành sau khi thành lập công ty Hàn Quốc.

Những lưu ý khi khi thành lập công ty Hàn Quốc tại Việt Nam

Trong trường hợp đầu tư kinh doanh ngành nghề có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, tùy vào từng ngành nghề cụ thể mà Nhà đầu tư Hàn Quốc có thể cần thỏa mãn các điều kiện đầu tư nhất định gồm:
– Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn: Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư Hàn Quốc phải tuân theo quy định pháp luật VN và các ĐƯQT mà VN đã tham gia hoặc là thành viên và lĩnh vực hoạt động
– Điều kiện về hình thức đầu tư;
– Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư;
– Điều kiện về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
– Điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Thủ tục thành lập công ty Hàn Quốc tại Việt Nam 

Thủ tục thành lập công ty Hàn Quốc tại Việt Nam như sau:
Bước 01: Đăng ký dự án đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đối với một số loại dự án đầu tư lớn và đặc biệt theo quy định của pháp luật, Nhà đầu tư Hàn Quốc cần thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Bước 02: Đăng ký doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công bố mẫu con dấu tròn của công ty, đăng ký kê khai và nộp thuế qua mạng, treo biển hiệu công ty, góp vốn điều lệ và một số công việc cần thiết khác để triển khai hoạt động của Công ty.

Ngoài ra, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện cụ thể, Công ty được thành lập cần phải đảm bảo có đủ điều kiện trước khi triển khai kinh doanh. Các loại điều kiện cần đảm bảo có thể là một trong các hình thức điều kiện sau: Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện, Chứng chỉ hành nghề, Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, Văn bản xác nhận, các hình thức khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Kết quả nhà đầu tư nhận được khi thành lập công ty Hàn Quốc tại Việt Nam

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư Hàn QUốc;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp;
  • Con dấu chức danh và pháp nhân của Công ty;
  • Biển công ty;
  • Hóa đơn điện tử, chữ ký số;
  • Tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư;
  • Tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp;
  • Kê khai và nộp thuế ban đầu..

Thời gian

Theo quy định của pháp luật thời gian để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư là 15 ngày làm việc, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày làm việc. Tuy nhiên trên thực tế, thời gian để được cấp 02 loại giấy tờ trên có thể lên đến 25-30 ngày làm việc phụ thuộc vào số vốn cũng như ngành nghề mà nhà đầu tư lựa chọn đầu tư.

Dịch vụ thành lập tư vấn thành lập công ty Hàn Quốc tại Việt Nam

  • Tiếp nhận thông tin, trao đổi sơ bộ về địa bàn đầu tư, lĩnh vực đầu tư với nhà đầu tư Hàn Quốc.
  • Tư vấn sơ bộ về quy định pháp lý Việt Nam dành cho nhà đầu tư Hàn Quốc,
  • Tư vấn pháp luật thuế, các lĩnh vực ưu đãi đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
  • Tư vấn các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sau khi thành lập công ty Hàn Quốc,
  • Soạn thảo, nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được Khách hàng ủy quyền;
  • Tư vấn các vấn đề sau thành lập như: hợp đồng, thuế, lao động Việt Nam, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại, luật thương mại…
  • Tư vấn các hình thức kế toán, bảo hiểm xã hội cho nhà đầu tư khi hoạt động tại Việt Nam.
  •  Đại diện cho nhà đầu tư  liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các thủ tục liên quan.
  •  Đại diện cho nhà đầu tư trong suốt quá trình hoạt động tại Việt nam đến khi kết thúc dự án.