Điều chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng

Điều chuyển người lao động là việc người sử dụng lao động chuyển người lao động làm công việc khác so với công việc trong hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động cần tuyệt đối tuân thủ quy định của pháp luật khi thực hiện điều chuyển. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các quy định pháp luật về điều chuyển người lao động.

Đọc thêm: Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân cho người lao động không

Đọc thêm: Những vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý khi sử dụng lao động khuyết tật

1. Các trường hợp điều chuyển người lao động

Bộ luật Lao động 2012, Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp:

– Thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh;

– Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp;

– Do sự cố điện nước;

– Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động. Đây cũng là lý do được người sử dụng lao động viện dẫn nhiều nhất khi điều chuyển người lao động.

dieu chuyen nguoi lao dong

 

2. Thời hạn điều chuyển người lao động

Thời hạn điều chuyển người lao động là 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm. Trường hợp hết thời hạn trên mà người sử dụng lao động vẫn có nhu cầu điều chuyển người lao động hoặc yêu cầu người lao động làm việc tại vị trí mới thì có thể xảy ra hai trường hợp:

– Người lao động đồng ý điều chuyển. Trường hợp này việc đồng ý của người lao động cần được lập thành văn bản. Có thể là phụ lục hợp đồng lao động đã ký hoặc thông báo chấp nhận điều chuyển của người lao động;

– Người lao động không đồng ý điều chuyển. Trường hợp này người lao động sẽ được trở lại làm công việc đã thoả thuận trong hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động;

+ Người lao động không đồng ý điều chuyển nhưng không được bố trí công việc, địa điểm, thời gian làm việc như đúng thoả thuận trong hợp đồng lao động. Trường hợp này người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Quyền của người lao động khi bị điều chuyển

Do việc điều chuyển lao động ảnh hưởng trực tiến đến quyền lợi hợp pháp của người lao động mà pháp luật quy định họ có những quyền sau:

– Được người sử dụng lao động thông báo trong thời hạn ít nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày điều chuyển. Thông báo có ghi rõ thời hạn điều chuyển, ngày bắt đầu, ngày kết thúc điều chuyển;

– Được bố trí công việc phù hợp với giới tính, sức khoẻ của mình;

– Được hưởng lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên mức lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương của công việc mới ít nhất bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

– Được quay trở lại công việc cũ sau khi hết thời hạn tại mục 2. Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi không được bố trí công việc, địa điểm thời gian làm việc như đã thoả thuận trong hợp đồng lao động.

dieu chuyen nguoi lao dong

4. Một số lưu ý về điều chuyển người lao động

Điều chuyển người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Một số doanh nghiệp lợi dụng việc điều chuyển để tuyển dụng lao động nhưng lại cho họ làm công việc không đúng với hợp đồng lao động. Vì vậy pháp luật hiện nay không khuyến khích điều chuyển lao động nhưng cũng không cấm hoạt động này. Người sử dụng lao động có quyền điều chuyển lao động trong các trường hợp nhất định và cần tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật.

Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 nếu chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực luật pháp với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. LNP LAW tự tin mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong các lĩnh vực Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Lao động. Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Điều chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng.

Khách hàng gặp vướng mắc liên quan đến điều chuyển lao động có thể sử dụng các dịch vụ sau do Chúng tôi cung cấp:

– Tư vấn, hỗ trợ, trả lời các câu hỏi và câu hỏi của khách hàng liên quan đến điều kiện, trình tự, thủ tục điều chuyển lao động;

– Soạn thảo giấy tờ, hợp đồng cần thiết để thực hiện việc điều chuyển;

– Hỗ trợ khách hàng đàm phán, thoả thuận điều chuyển lao động;

– Bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của khách hàng;

– Các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.