Ngày càng nhiều người có nhu cầu mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ để bảo vệ mình trước rủi ro có thể xảy ra trong đời sống. Tổ chức, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện nhất định để được thực hiện kinh doanh đại lý bảo hiểm.
Đọc thêm: Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định năm 2020
Đọc thêm: Thủ tục đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Mục lục
1. Quy định của pháp luật về đại lý bảo hiểm
Luật kinh doanh bảo hiểm định quy định đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý để thực hiện các hoạt động cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ bảo hiểm.
Hoạt động kinh doanh đại lý bảo hiểm gồm:
– Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;
– Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;
– Thu phí bảo hiểm;
– Thu xếp việc giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
– Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
2. Điều kiện kinh doanh đại lý bảo hiểm
Để được thực hiện hoạt động kinh doanh đại lý bảo hiểm tổ chức, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện sau đây
2.1. Đối với cá nhân kinh doanh đại lý bảo hiểm
– Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp;
– Có hợp đồng làm đại lý bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm.
2.2. Đối với tổ chức kinh doanh đại lý bảo hiểm
– Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật;
– Nhân viên của tổ chức trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đáp ứng các điều kiện của cá nhân kinh doanh đại lý bảo hiểm;
– Có hợp đồng làm đại lý bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm
3.1. Quyền của đại lý bảo hiểm
– Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm;
– Tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức;
– Được cung cấp thông tin cần thiết cho các hoạt động của mình và các điều kiện khác để thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;
– Hưởng hoa hồng và các quyền, lợi ích hợp pháp khác;
– Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
3.2. Nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm
– Thực hiện cam kết trong hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký;
– Ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm (nếu có thoả thuận);
– Giới thiệu, mời chào, bán bảo hiểm; cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo hiểm;
– Tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ do các cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm tổ chức;
– Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định.