Điều kiện và thủ tục thành lập công ty xây dựng

Đa số các ngành nghề xây dựng theo pháp luật hiện hành không đòi hỏi điều kiện về người góp vốn. Vốn điều lệ, kinh nghiệm, chứng chỉ, bằng cấp. Tuy nhiên, đối với các ngành nghề kinh doanh liên quan đến thiết kế xây dựng, giám sát thi công thì đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn về Điều kiện và thủ tục thành lập công ty xây dựng.

 Đọc thêm: Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và những thông tin lưu ý

Đọc thêm: Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài

1. Điều kiện mở công ty xây dựng, thi công công trình

– Là người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, đáp ứng được yêu cầu về tư cách pháp nhân.
– Nếu đăng ký thành lập công ty xây dựng dân dụng, công nghiệp thì không cần hạn chế về vốn Bằng cấp và kinh nghiệm của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu đăng ký các ngành nghề như thiết kế kết cấu, kiến trúc. Giám sát thi công thì người chủ doanh nghiệp người cùng thành lập doanh nghiệp cần phải có chứng chỉ hành nghề. Và yêu cầu về vốn điều lệ của công ty.
– Chỉ huy trưởng công trình có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình. Và có chứng chỉ hành nghề phù hợp;

2. Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty xây dựng

Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty xây dựng bao gồm
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty xây dựng;
– Điều lệ công ty
– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty. ( Nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc CTCP )
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

+ Giấy CMND còn hiệu lực. Hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
+ Giấy chứng nhận ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức. (Trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố). Và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân. Quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
– Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
– Giấy uỷ quyền nộp và nhận hồ sơ. (Nếu đại diện pháp luật không tự thực hiện).

3. Quy trình thực hiện thủ tục thành lập công ty xây dựng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ theo thủ tục thành lập công ty xây dựng

Hồ sơ thực hiện thủ tục chuẩn bị theo mục 2 nêu trên. Việc thực hiện được tiến hành tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp ĐKKD.

Các thông tin cần thiết bao gồm: lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Đặt tên công ty, xác định địa chỉ đặt trụ sở chính. Xác định ngành nghề kinh doanh, xác định vốn điều lệ khi đưa ra kinh doanh. Xác định chức danh người đại diện pháp luật của công ty,…

Bước 2: Công bố thông tin ĐKDN

Sau khi được cấp GCN ĐKDN. Doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN theo trình tự, thủ tục. Và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận ĐKDN. Và thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty TNHH.
Lưu ý: Nếu Quý khách hàng tự công bố thông tin ĐKDN. Cần thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp GCN ĐKDN.
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin ĐKDN đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng. Và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung ĐKDN trên Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN.

Bước 3: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp

Liên hệ công ty có chức năng làm con dấu để tiến hành làm con dấu. Sau đó thông báo mẫu dấu lên sở kế hoạch đầu tư. Khi đó, con dấu có giá trị pháp lý và bắt đầu sử dụng
Trong vòng 01 ngày kể từ ngày công ty có GCN ĐKDN. Công ty đại diện theo ủy quyền sẽ khắc dấu pháp nhân. Và thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh cho Quý công ty.
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp. Thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN. Và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 4: Đăng ký khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế

– Nộp tờ khai lệ phí môn bài và nộp tiền lệ phí môn bài ( theo quy định 2020, năm đầu tiên sẽ được miễn lệ phí )
– Đăng ký tài khoản ngân hàng. Và thông báo tài khoản lên sở kế hoạch đầu tư và cơ quan thuế
– Soạn hồ sơ khai thuế ban đầu gồm:

  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng. Hoặc người phụ trách kế toán;
  • Bản photo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản đăng ký khấu hao TSCĐ;
  • Bản đăng ký hình thức, phương pháp kế toán;
  • Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.