Cá nhân có quốc tịch Việt Nam có quyền đầu tư ra nước ngoài. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải đáp ứng các quy định pháp luật của Việt Nam và pháp luật nước nhận đầu tư. Cá nhân có nhu cầu thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại Campuchia cần lưu ý trình tự, thủ tục đăng ký thành lập.
Đọc thêm:
Điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản mới nhất 2020
Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty kinh doanh bất động sản
Mục lục
Đầu tư ra nước ngoài
Luật Đầu tư 2014 quy định nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Một số lưu ý khi đầu tư ra nước ngoài.
Hình thức đầu tư:
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài lựa chọn hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp
– Đầu tư trực tiếp được quy định trong Luật Đầu tư 2014 gồm các hoạt động
+ Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định pháp luật nước tiếp nhận đầu tư
+ Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài
+ Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài. Tham gia quản lý, điều hành để thực hiện đầu tư
– Đầu tư gián tiếp thông qua mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc thông qua quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian ở nước ngoài. Được hướng dẫn cụ thể trong Nghị định số 135/2015/NĐ-CP.
– Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Giấy phép đầu tư ra nước ngoài:
Trước khi đầu tư ra nước ngoài nhà đầu tư phải được cấp phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ vào số vốn góp dự án đầu tư ra nước ngoài chia thành
– Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.
– Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng phải xin ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trường hợp có vốn đầu tư ra nước ngoài trên 20 tỷ đồng.
– Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
– Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội.
Nhà đầu tư nộp hồ sơ xin Giấy phép đầu tư ra nước ngoài tại Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nhà đầu tư chỉ được thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Chuyển vốn đầu tư:
Nhà đầu tư không được chuyển tiền trực tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam. Giao dịch chuyển tiền của nhà đầu tư phải được thực hiện thông qua một tài khoản vốn mở riêng tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và đăng ký với Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Đầu tư thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại Campuchia
Cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp ở Campuchia kinh doanh bất động sản phải tuân thủ quy định của pháp luật của Việt Nam và Campuchia.
Thủ tục xin cấp phép đầu tư tại Việt Nam:
Nhà đầu tư phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, mở tài khoản vốn tại tổ chức tín dụng được phép và đăng ký với Ngân hàng Nhà nước. Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cá nhân được phép thực hiện đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Campuchia.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Campuchia:
Cá nhân có nhu cầu đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Campuchia có thể tham khảo trình tự, thủ tục do Thương vụ Việt Nam tại Campuchia tổng hợp. Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Campuchia được thực hiện tại Bộ Thương mại Campuchia. Hồ sơ đăng ký gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị thành lập công ty.
– Giấy chứng nhận mở tài khoản tại ngân hàng Campuchia.
– Điều lệ công ty có chữ ký của tất cả thành viên.
– Hợp đồng thuê trụ sở tại Campuchia có xác nhận của chính quyền địa phương sở tại. Kèm theo hoá đơn điện – nước – bưu điện (nếu có).
– Photo có công chứng Hộ chiếu hoặc CMND của Giám đốc Công ty gồm 04 ảnh 4×6 cm.
– Giấy xác nhận của Chính quyền địa phương cá nhân đầu tư không phạm tội hình sự.
Lưu ý mỗi giấy tờ trong hồ sơ nêu trên phải được lập thành 04 bản tiếng Khmer và 04 bản tiếng Anh. Riêng đối với giấy xác nhận của Chính quyền địa phương về không phạm tội hình sự được lập thành 04 bản tiếng Việt và 04 bản tiếng Anh. Lệ phí xin giấy phép thành lập doanh nghiệp tại Bộ thương mại Campuchia là khoảng 700 USD. Trường hợp Bộ thương mại yêu cầu thì người nộp đơn phải điển thông tin và ký xác nhận khi nộp đơn.
Trường hợp pháp luật Campuchia quy định kinh doanh bất động sản là ngành nghề kinh doanh có điều kiện như vốn pháp định, cở sở vật chất, nhân lực, giấy phép hành nghề… Thì doanh nghiệp kinh doanh bất động sản do nhà đầu tư thành lập phải đáp ứng. Nhà đầu tư cần lưu ý vấn đề này khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại Campuchia.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản ở nước ngoài. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.
________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com