Đầu Tư

| Attorney

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC, DỆT MAY VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dệt may có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay không còn nhiều rào cản khó khăn vướng mắc. Trong bối cảnh Việt Nam hiện là một trong những trung tâm sản xuất hàng may mặc lớn nhất thế giới, với lợi thế về lao động, chi phí sản xuất cạnh tranh và chính sách mở cửa đầu tư. Việc thành lập doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tư nước ngoài là một lựa chọn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế. Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết các khía cạnh pháp lý và thủ tục liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp may mặc, dệt may có vốn nước ngoài tại Việt Nam.

CƠ SỞ PHÁP LÝ QUY ĐỊNH VIỆC THÀNH LẬP

Việc thành lập doanh nghiệp dệt may có vốn nước ngoài tại Việt Nam hiện được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật chính sau:

  • Luật Đầu tư 2020;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Sở hữu trí tuệ (trong trường hợp sử dụng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp);
  • Luật Bảo vệ môi trường 2020 (liên quan đến hoạt động nhuộm, xả thải);
  • Các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (WTO, CPTPP, EVFTA…);
  • Các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định 31/2021/NĐ-CP, Nghị định 01/2021/NĐ-CP…).

ĐIỀU KIỆN CHUNG KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI

1. Nhà đầu tư nước ngoài hợp lệ

Nhà đầu tư nước ngoài có thể là cá nhân hoặc tổ chức (doanh nghiệp, quỹ đầu tư…) đến từ các quốc gia không bị giới hạn đầu tư theo cam kết của Việt Nam.

2. Ngành nghề kinh doanh

Sản xuất hàng may mặc, dệt may được phân loại trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam như:

  • Sản xuất sợi (mã ngành 1311)
  • Dệt vải (mã ngành 1312)
  • Hoàn thiện sản phẩm dệt (mã ngành 1313)
  • Sản xuất trang phục (mã ngành 1410)

Ngành nghề này không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài nên không yêu cầu tỷ lệ sở hữu vốn cụ thể, ngoại trừ trường hợp có hoạt động nhuộm, xả thải công nghiệp thì cần đáp ứng quy định về môi trường.

3. Địa điểm đặt nhà máy

Đối với hoạt động sản xuất, nhà đầu tư cần thuê/mua đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hoặc khu chế xuất được quy hoạch phù hợp mục đích sản xuất. Các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, khoảng cách an toàn… cần được đáp ứng trước khi đi vào hoạt động.

doanh nghiep san xuat hang may mac
doanh nghiep san xuat hang may mac

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP DỆT MAY VỐN NƯỚC NGOÀI

Bước 1: Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao chứng thực hộ chiếu hoặc đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư (mục tiêu, quy mô, vốn, địa điểm, thời gian…);
  • Báo cáo năng lực tài chính (sao kê ngân hàng, báo cáo tài chính…);
  • Hợp đồng thuê địa điểm nhà xưởng/khu đất dự kiến đầu tư;
  • Văn bản ủy quyền cho đơn vị thực hiện hồ sơ (nếu có).

Thời hạn xử lý: Khoảng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan tiếp nhận: Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt nhà máy hoặc Ban quản lý khu công nghiệp nếu trong KCN.

Bước 2: Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (thành lập công ty) 

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên/cổ đông (nếu là công ty TNHH 2 TV hoặc công ty cổ phần);
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Văn bản ủy quyền (nếu có).

Thời gian xử lý: 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Mã số thuế; Thông báo mẫu dấu công ty.

Bước 3: Khắc dấu, mở tài khoản ngân hàng, góp vốn

Sau khi thành lập doanh nghiệp, công ty cần:

  • Khắc dấu pháp nhân;
  • Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại ngân hàng;
  • Góp vốn đầu tư đúng hạn theo thời gian cam kết trong GCNĐT;
  • Đăng ký kê khai thuế và sử dụng hóa đơn điện tử.

Bước 4: Xin giấy phép môi trường (nếu có nhu cầu nhuộm/xả thải)

Hoạt động nhuộm vải, xử lý hóa chất dệt may bắt buộc phải xin giấy phép môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đặc biệt trong các khu vực nhạy cảm về sinh thái.

CÁC CHI PHÍ DỰ KIẾN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP MAY MẶC CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Việc thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc có thể bao gồm các chi phí sau:

  • Chi phí thuê/mua đất, xây dựng nhà xưởng;
  • Chi phí tư vấn pháp lý, lập hồ sơ đăng ký đầu tư, thành lập doanh nghiệp;
  • Chi phí xin giấy phép môi trường (nếu có);
  • Chi phí máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu;
  • Chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân sự;
  • Chi phí quản lý, vận hành trong giai đoạn đầu.

Tổng mức đầu tư thường từ 5 tỷ đồng trở lên, tùy quy mô sản xuất.

ƯU ĐÃI VÀ CAM KẾT BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như:

  • Miễn/giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong thời gian đầu;
  • Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định;
  • Hưởng ưu đãi thuế nếu doanh nghiệp đặt tại địa bàn kinh tế khó khăn hoặc khu công nghiệp;
  • Quyền đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp;
  • Quyền chuyển lợi nhuận về nước;
  • Quyền thuê đất dài hạn và được gia hạn theo luật;
  • Bảo hộ quyền và tài sản theo các cam kết quốc tế.

MỘT SỐ LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC

  • Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng: Để xác định sản phẩm chủ lực, đối tác cung ứng nguyên liệu, kênh phân phối.
  • Chọn địa điểm hợp lý: Gần nguồn lao động, nguyên liệu, cảng biển hoặc nơi có chính sách ưu đãi.
  • Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững: Đặc biệt quan tâm đến truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn quốc tế.
  • Tuân thủ quy định môi trường: Đây là yếu tố rất quan trọng trong ngành dệt may hiện nay.
  • Tư vấn pháp lý từ giai đoạn chuẩn bị: Để tránh rủi ro về giấy phép, thuế, lao động và tranh chấp.

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành may mặc, dệt may nhờ chi phí cạnh tranh, chính sách mở cửa và vị trí địa lý thuận lợi. Tuy nhiên, việc thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam cần được thực hiện đúng quy định pháp luật, đặc biệt là về đầu tư, doanh nghiệp và môi trường. Các nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ và có sự hỗ trợ pháp lý từ đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để đảm bảo quá trình triển khai dự án được thuận lợi, an toàn và hiệu quả lâu dài.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Những thủ tục pháp lý cần biết khi thành lập doanh nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Những thay đổi về quản lý đầu tư ra nước ngoài theo Luật Đầu tư 2020

Tư vấn về việc lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp theo Luật Đầu tư năm 2020

Loại hình doanh nghiệp được phép đầu tư theo Luật Đầu tư 2020

Bài viết liên quan

Chat zalo
Chat Facebook

LK01-15 Roman Plaza, To Huu, Nam Tu Liem, Hanoi

attorney@ladefense.vn

0968896603