TƯ VẤN, RÀ SOÁT, SOẠN THẢO,
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
Nhận tư vấn về lĩnh vực lao động bằng cách điền các thông tin phía dưới
TƯ VẤN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng lao động.
TƯ VẤN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng thương mại.
TƯ VẤN HỢP ĐỒNG HỢP TÁC
Tư vấn pháp lý liên quan đến hợp đồng hợp tác trong nước và nước ngoài.
RÀ SOÁT HỢP ĐỒNG
Tư vấn và hỗ trợ rà soát các loại hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng.
SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
Tư vấn và soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng.
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Tư vấn, đại diện bảo vệ quyền lợi khách hàng trong các tranh chấp hợp đồng.
Với một đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý liên quan đến Hợp đồng, LNP Law cung cấp các giải pháp toàn diện và hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam và Nước ngoài trong việc xử lý các vấn đề đến thoả thuận và ký kết Hợp đồng giao dịch.
Câu hỏi thường gặp (FAQ)
Hợp đồng không xác định thời hạn là gì?
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng (thường là đối với những công việc với thời hạn trên 36 tháng). Đối với loại hợp đồng này, người lao động có nhiều lợi thế hơn. Cụ thể, Hợp đồng lao động không xác định thời hạn bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày ký kết, và có thể chấm dứt bất cứ lúc nào nếu có sự kiện làm chấm dứt việc thực hiện hợp đồng. Đối với loại hợp đồng này, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần chứng minh bất kỳ lý do nào, nhưng phải báo cho người sử dụng trước ít nhất 45 ngày (Theo khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012). Việc quy định như vậy giúp đề cao hơn lợi ích của người lao động, họ được “tự do” hơn trong việc lựa chọn một công việc khác phù hợp hơn, có thể được chấm dứt HĐLĐ mà không phải bồi thường cho người sử dụng lao động hay trách nhiệm vật chất nào khác và còn được hưởng trợ cấp thôi việc. Ngược lại, người sử dụng lao động không có quyền này, họ chỉ được chấm dứt HĐLĐ khi có 1 trong những căn cứ theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động 2012).
Hợp đồng xác định thời hạn là gì?
Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của Hợp đồng lao động trong khoản thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Khi thực hiện HĐLĐ xác định thời hạn thì việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người lao động bị hạn chế hơn so với HĐLĐ không xác định thời hạn. Theo đó, người lao động chỉ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi có 1 trong những căn cứ được nêu tại khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động 2012 như không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc như trong thỏa thuận, không được trả lương đầy đủ, bị ngược đãi,…. Chỉ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ thỏa mãn các điều kiện như trên thì người lao động mới được nhận trợ cấp thôi việc và không phát sinh trách nhiệm vật chất khác. Tuy nhiên, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì người lao động không những không được trợ cấp thôi việc, mà còn phải bồi thường nửa tháng tiền lương cho người sử dụng lao động, phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động…
Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái phái luật của người lao động?
Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc ngay cả khi thỏa mãn điều kiện đi làm đủ thường xuyên từ 12 tháng trở lên. Đồng thời, người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Trường hợp người lao động vi phạm về thời hạn báo trước việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
Trường hợp việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động làm vi phạm hợp đồng đào tạo nghề đã ký kết trước đó, người lao động phải chịu trách nhiệm hoàn trả lại chi phí đào tạo đó theo quy định của pháp luật.
Độ tuổi được phép giao kết hợp đồng lao động?
Căn cứ theo Điều 18 Bộ luật lao động 2012 quy định nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động:
“1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.”
Như vậy, cá nhân từ đủ 18 tưởi trở lên có quyền tự do ký kết hợp đồng lao động. Trường hợp cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tưởi thì khi giao kết hợp đồng lao động cần có sự chấp luận của người đại diện theo pháp luật.
Thời gian thử việc theo quy định của pháp luật?
Tại Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về thời gian thử việc như sau:
“Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
-
Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
-
Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
-
Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
Tại Điều 43 Bộ Luật lao động có quy định như sau:
“Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
- Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
- Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
- Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”
Căn cứ vào điều luật nêu trên, nếu như bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì khoản tiền mà bạn phải bồi thường bao gồm: ½ tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp?
“Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
- b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
- c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
- d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
- g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
- a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
- b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
- c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.
Nếu như bạn chấm dứt hợp đồng lao động đúng với quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như Điều 37 trên thì được gọi là chấm dứt hợp đồng lao động hượp pháp. Còn nếu như chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định như trên thì là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Lương thử việc theo quy định của pháp luật?
Tại Điều 28 Bộ luật Lao động 2012 quy định rất cụ thể: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.
Trách nhiệm bồi thường và hỗ trợ khi người lao động gặp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?
(1) Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động khi bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên khi thuộc trường hợp sau:
– Bị tai nạn lao động không do lỗi của người lao động;
– Bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn;
Mức bồi thường:
– Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
– Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
(2) Trợ cấp tai nạn lao động:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên trong các trường hợp sau:
– Bị tai nạn lao động do lỗi của chính người lao động gây ra;
– Bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn;
Mức bồi thường:
– Ít nhất bằng 40% mức Bồi thường tai nạn lao động với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
– Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác trong hợp đồng lao động.
(3) Các trường hợp đặc biệt khác
Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm.
Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức Bồi thường, trợ cấp nêu trên, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp nêu trên, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động.
(4) Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động:
Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
Theo quy định Điều 53 Bộ luật lao động 2012 về cho thuê lại lao động:
“1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
- Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện đối với một số công việc nhất định”.
Liên hệ ngay
Đội ngũ Luật sư chuyên về pháp luật lao động từ LNP sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động nhanh nhất, hiệu quả nhất.
-
024-63-2929-36
-
0968896603
-
lawyer@lnplegal.com
- VPGD: Tầng 4, Số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.