Giá trị giấy phép lao động khi hết hạn hợp đồng

Hiện nay, xu hướng mở cửa nền kinh tế tại các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng đã thúc đẩy số lượng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam với tốc độ đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, không phải mọi người lao động nước ngoài đều nắm rõ những quy định hiện hành về thời hạn cũng như hiệu lực của giấy phép lao động – một trong những điều kiện tiên quyết khi làm việc tại Việt Nam.

Đọc thêm: Các vấn đề cần lưu ý khi ký kết hợp đồng lao động với nước ngoài

Đọc thêm: Tuyển dụng lao động nước ngoài cần những thủ tục gì?

Giấy phép lao động là gì?

Theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2012, một trong những điều kiện đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam: có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.

Do đó, giấy phép lao động là loại giấy tờ cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

giay phep lao dong

Các trường hợp người lao động nước ngoài cần có giấy phép lao động

Ngoài những trường hợp quy định tại Điều 172 Bộ Luật Lao động 2012 và Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 140/2018/NĐ-CP như lao động nước ngoài:

–  Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

– Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.

– Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật

– …

Thì đa số người nước ngoài làm việc theo chế độ hợp đồng lao động đều cần làm thủ tục cấp giấy phép lao động trong thời gian lao động tại Việt Nam

Thời hạn giấy phép lao động

Theo Điều 173 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 11 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 140/2018/NĐ-CP, thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao động nhưng không quá 02 năm.

Thời hạn hợp đồng lao động lao động với người nước ngoài

Theo Điều 22 Bộ luật Lao động 2012, có 03 loại hợp đồng lao động:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn (từ đủ 12 tháng đến 36 tháng)

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Tuy nhiên, người lao động nước ngoài còn chịu sự điều chỉnh của Giấy phép lao động có thời hạn tối đa là 02 năm. Theo Điều 174 Bộ luật Lao động 2012, giấy phép lao động phải có nội dung giống với nội dung của hợp đồng lao động.

Do đó có thể thấy sự mâu thuẫn giữa hai quy định trên trong trường hợp muốn kí hợp đồng lao động lần thứ 3 sau khi đã kí 2 hợp đồng xác định thời hạn đối với người nước ngoài. Hiện tại chưa có văn bản pháp luật chính thức giải quyết vấn đề này.

Theo quan điểm chính thức của Bộ lao động thì người nước ngoài không thể ký hợp đồng lao động có thời hạn trên 02 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn. Nếu đã ký 02 hợp đồng lao động xác định thời hạn rồi mà muốn ký tiếp hợp đồng lần thứ 03, các bên nên chấm dứt hợp đồng lao động. Người lao động sẽ xuất cảnh và sau đó làm thủ tục cấp giấp phép lao động và nhập cảnh vào Việt Nam lại từ đầu.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ luật Lao động 2019 sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021 đã quy định rõ: Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. (khoản 2 Điều 151)

Giá trị giấy phép lao động khi hết hạn hợp đồng

Điều 174 Bộ luật Lao động 2012 quy định: Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực gồm:

– Giấy phép lao động hết thời hạn.

– Chấm dứt hợp đồng lao động.

– Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

–  Hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt.

– …

Vậy có thể thấy, khi hợp đồng lao động hết hạn – chấm dứt thì giá trị pháp lý của giấy phép lao động đối với người nước ngoài cũng sẽ hết hiệu lực theo.

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực luật pháp với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. LNP LAW tự tin mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong các lĩnh vực Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Lao động. Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Giá trị giấy phép lao động khi hết hạn hợp đồng

Khách hàng gặp vướng mắc liên quan đến giá trị giấy phép lao động có thể sử dụng các dịch vụ sau do Chúng tôi cung cấp:

– Tư vấn, hỗ trợ, trả lời các câu hỏi và câu hỏi của khách hàng liên quan giấy phép lao động;

– Thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động;

– Các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.