Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

 

  1. Các trường hợp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Các bên phải có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Và tranh chấp phải thuộc thẩm quyền của cư quan trọng tài thương mại.

Xem thêm >> Giải quyết tranh chấp bằng tòa án

2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Trọng tài viên phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Tôn trọng thoả thuận của các bên trừ phi thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
  • Độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
  • Đảm bảo là các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

3. Các yêu cầu đối với thỏa thuận trọng tài

Để có thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các thỏa thuận trọng tài giữa các bên phải đảm bảo các yêu cầu sau là được thỏa thuận điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc trong thỏa thuận riêng, được xác lập dưới dạng văn bản.

Thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong các trường hợp sau:

  • Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài.
  • Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền.
  • Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp
  • Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
  • Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.

4. Thủ tục tố tụng trọng tài và luật áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Thủ tục tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận hoặc áp dụng theo quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài.

Luật áp dụng đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:

  • Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
  • Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
  • Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

5. Phán quyết trọng tài trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Để có được phán quyết trọng tài thì Hội đồng trọng tài biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì Chủ tịch Hội đồng trọng tài quyết định. Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm, có hiệu lực từ ngày ban hành và không bị kháng cáo.

Về thi hành phán quyết thì các bên tự nguyện thi hành phán quyết. Nếu hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài thì bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. Bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký

6. Hủy phán quyết trọng tài giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Phán quyết trọng tài có thể hủy khi có đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của một bên hoặc khi thuộc trường hợp bị hủy phán quyết:

  • Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
  • Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
  • Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
  • Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
  • Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
  • Bên yêu cầu hủy phán quyết có nghĩa vụ chứng minh trừ trường hợp Tòa án có nghĩa vụ chứng minh.

Quyền yêu cầu hủy phán quyết được thực hiện khi các bên tranh chấp có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

Thủ tục hủy phán kết trong tài:

  • Bước 1: Nộp đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
  • Bước 2: Tòa án xem xét và thụ lý đơn yêu cầu; thành lập Hội đồng xét đơn yêu cầu
  • Bước 3: Mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài

8. Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

  • Thủ tục linh hoạt, đơn giản, các bên có thể chủ động về thời gian và địa điểm giải quyết tranh chấp tùy vào từng trung tâm trọng tài Có thể thòa thuận lựa chọn
  • Đảm bảo bí mật hơn so với Tòa án
  • Các bên có thể lựa chọn trọng tài viên giải quyết nên có thể lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế
  • Phán quyết của trọng tài là phán quyết chung thẩm và không bị kháng cáo.
  • Tính cưỡng chế thi hành

9. Hạn chế của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

  • Chi phí trọng tài thường cao hơn tòa án
  • Hai bên nhất thiết phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và có thể thực hiện được
  • Tính cưỡng chế thi hành của trọng tài thường không cao bằng Tòa án
  • Phán quyết trọng tài là chung thẩm nên trường hợp tọng tài ra phán quyết không chính xác sẽ gây khó khăn và thiệt hại cho các bên, sau đó có thể đề nghị hủy phán quyết nhưng gây mất thời gian, công sức hơn.

_________________________________

Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.

Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến hợp đồng, giải quyết tranh chấp hợp đồng:

LNP LAW

Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 02463292936

HOTLINE: 0832929912

Email: info@lnplegal.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *