Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm là gì? Nếu ký kết hợp đồng bảo hiểm phát sinh tranh chấp thì sẽ giải quyết thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành 2020?
Đọc thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở 2020
Đọc thêm: Thủ tục đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Mục lục
1. Hợp đồng bảo hiểm:
– Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
– Sự kiện bảo hiểm bao gồm các sự kiện về sức khỏe như tai nạn, chết, …
– Hợp đồng bảo hiểm phải được giao kết bằng văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.
2. Nội dung hợp đồng:
Căn cứ tại Điều 13 Luật kinh doanh Bảo hiểm quy định về nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm như sau:
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểmhoặc người thụ hưởng;
- Đối tượng bảo hiểm;
- Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
- Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
- Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
- Thời hạn bảo hiểm;
- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
- Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
- Các quy định giải quyết tranh chấp;
- Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm:
– Hợp đồng bảo hiểm được giao kết bởi sự tự nguyện của bên mua và nghĩa vụ của bên bán. Chính vì vậy, việc giao kết hợp đồng bảo hiểm phải đảm bảo rằng quyền lợi và lợi ích của cả hai bên được thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
– Có những loại tranh chấp hợp đồng bảo hiểm như sau: Tranh chấp về đối tượng bảo hiểm, Tranh chấp về số tiền bảo hiểm, Tranh chấp về thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường, Tranh chấp về nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm, …
– Khi phát sinh tranh chấp có nghĩa là một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng. Có những cách giải quyết tranh chấp như sau:
- Thương lượng, hòa giải: là một trong những biện pháp các bên nên sử dụng bởi sự thỏa thuận sẽ khiến các bên cùng đưa ra một quyết định đồng nhất. Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về Hòa giải thương mại như sau: Thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.Thoả thuận hòa giải được xác lập bằng văn bản.
- Thông qua trọng tài thương mại: Thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Giải quyết bằng phương thức này mang lại một số ưu điểm sau: mang tính bảo mật cho các bên, thủ tục đơn giản, …
- Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm là Tòa án nhân dân; Thời hiệu khởi kiện là 03 năm từ ngày phát sinh tranh chấp.
***** Các chuyên mục liên quan khác *****
Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm 2020
Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất 2020
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở 2020
Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản 2020
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế 2020
Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc 2020
Tư vấn Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất 2020
Hợp đồng thương mại là gì? Những điều cần lưu ý trong hợp đồng thương mại
Tranh chấp hợp đồng thương mại là gì?