Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc 2020

Hợp đồng đặt cọc là gì? Nếu ký kết hợp đồng đặt cọc phát sinh tranh chấp thì sẽ giải quyết thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

Đọc thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc 2020

Đọc thêm: Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp thương mại

1. Hợp đồng đặt cọc:

– Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác ( tài sản đặt cọc ) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

VD: A đặt cọc cho B một cái nhẫn bằng vàng trị giá … VNĐ

– Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

– Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.

2. Nội dung hợp đồng đặt cọc:

– Giao kết hợp đồng đặt cọc mang tính xác thực nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên chủ thể. Nội dung cơ bản của hợp đồng đặt cọc như sau:

  • Thông tin cá nhân của bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc;
  • Thông tin của người làm chứng;
  • Tài sản đặt cọc;
  • Thời hạn đặt cọc;
  • Mục đích đặt cọc;
  • Quyền và nghĩa vụ các bên;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp;
  • Điều khoản khác;
  • Cam kết của các bên.

3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc:

– Đặt cọc là một giao dịch dân sự vì vậy mà nó phải đảm bảo đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch đồng thời đảm bảo được tốt nhất quyền lợi của các bên khi xảy ra tranh chấp.

– Trong trường hợp có tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thoả thuận khác về việc xử lý đặt cọc, thì việc xử lý được thực hiện như sau:

  • Thứ nhất, trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 363 Bộ luật Dân sự.
  • Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung.
  • Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu.

Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng mua bán nhà. Khi giao kết hai bên thoả thuận B (bên mua) phải giao cho A (bên bán) một chiếc xe ô tô thể thao để đặt cọc bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở với điều kiện khi hợp đồng mua bán nhà ở được giao kết và thực hiện thì chiếc xe ô tô thể thao đó phải được trừ vào tiền mua bán nhà và nếu A không nhận được chiếc xe ô tô đó do việc đặt cọc bị vô hiệu thì hợp đồng cũng bị vô hiệu.

Khi bắt đầu thực hiện hợp đồng thì phát hiện chiếc xe ô tô đó là của ông C (bố B) và ông C không đồng ý cho B lấy chiếc xe ô tô đó trừ vào tiền mua nhà, có nghĩa là việc đặt cọc bị vô hiệu và do đó trong trường hợp này hợp đồng mua bán nhà cũng bị vô hiệu.

  • Nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc.

– Cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc:

  • Hai bên cùng thỏa thuận để đi đến một quyết định đúng nhất nếu xảy ra tranh chấp;
  • Nộp đơn yêu cầu Tòa án xử lý vụ việc khi một trong hai bên không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng và vi phạm hợp đồng.