Giải quyết tranh chấp hợp đồng ngoại thương bằng tòa án

  1. Các trường hợp giải quyết tranh chấp bằng Tòa án

Khác với Trọng tài thương mại, các bên không cần thỏa thuận khi muốn giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.

Khi muốn giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.

Xem thêm >> Giải quyết tranh chấp hợp đồng ngoại thương bằng trọng tài

2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án

  • phán quyết của tòa án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế.
  • việc giải quyết tranh chấp của tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luât và điều ước quốc tế
  • Tòa án giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc xét xử công khai.
  • Việc giải quyết tranh chấp tại tòa án có thể thực hiện qua hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm, bản án có hiệu lực pháp luật còn có thể được xét lại theo thủ tục: giám đốc thẩmhoặc tái thẩm.
  • Tòa án giải quyết theo nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

3. Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng Tòa án

+ Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ, và hiệu lực phán quyết có tính khả thi cao hơn so với trọng tài. Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án.

+ Nguyên tắc xét xử công khai có tính răn đe đối với những thương nhân kinh doanh vi phạm pháp luật.

+ Các tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia, có điều kiện tốt hơn các trọng tài viên trong việc tiến hành điều tra, có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến tòa.

+ Các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán, ngoài ra chi phí hành chính rất hợp lý

4. Hạn chế của giải quyết tranh chấp bằng Tòa án

+ Thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó;

+ Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo. Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài, có thể phải qua nhiều cấp xét xử, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh.

+ Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ và uy tín trên thương trường bị giảm sút.

+ Phán quyết của tòa án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Phán quyết của tòa án được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song phương hoặc theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt.

+ Mặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan, họ vẫn phải buộc sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường cùng quốc tịch với một bên.

_________________________________

Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.

Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến hợp đồng, giải quyết tranh chấp hợp đồng:

LNP LAW

Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 02463292936

HOTLINE: 0832929912

Email: info@lnplegal.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *