Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế 2020

Hợp đồng thương mại quốc tế là gì? Nếu ký kết hợp đồng thương mại quốc tế phát sinh tranh chấp thì sẽ giải quyết thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

Đọc thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế 2020

Đọc thêm: Dịch vụ tư vấn thực hiện nhượng quyền thương mại tại LNP Law 2020.

1. Hợp đồng thương mại quốc tế:

– Quan hệ thương mại ngày càng được mở rộng hơn trong những năm gần đây, việc ký kết hợp đồng thương mại quốc tế là điều cần thiết đối với một quan hệ thương mại quốc tế.

– Hợp đông thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa một bên là nhà kinh doanh trong nước với một bên là nhà đầu tư nước ngoài về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Việc giao kết hợp đồng sẽ bằng văn bản do hai bên thỏa thuận.

– Hợp đồng thương mại quốc tế gồm có: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, …

2. Nội dung hợp đồng thương mại quốc tế:

Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

– Thông tin các bên mua bán hàng hóa

– Điều khoản về hàng hóa: Tên hàng hóa; Số lượng hàng hóa; Chất lượng hàng hóa…

– Điều khoản về giá cả: Quy định về đồng tiền mỗi bên trả ( USD, VNĐ, … ); Quy định về phương thức tính giá sản phẩm…

– Điều khoản về phương thức thanh toán.

– Điều khoản về giao hàng: Địa điểm giao hàng, cách thức giao hàng, thông báo giao hàng, …

– Điều khoản về bảo hành, bảo quản ….

– Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng.

– Phương thức giải quyết tranh chấp, luật áp dụng.

3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế:

– Thương lượng giữa các bên: Các bên có quyền thương lượng, trao đổi để đi đến một quyết định cụ thể với mục đích có thể hợp tác lâu dài sau này.

– Hòa giải giữa các bên do một bên được chọn làm trung gian hòa giải để các bên không mất đi sự uy tín.

– Giải quyết bằng tòa án: Các bên quy định về việc nếu xảy ra tranh chấp sẽ áp dụng bộ Luật nước nào để giải quyết. Sau đó sẽ tiến hành các thủ tục nộp đơn yêu cầu giải quyết tại Tòa án. Các quyết định của Tòa án mang tính cưỡng chế vì vậy mà nếu hợp đồng phát sinh tranh chấp mà một bên vi phạm thì phải bồi thường cho bên còn lại.

– Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại là một phương thức phổ biến nhất hiện nay:

  • Phương thức này có sự tham gia của bên thứ ba là hội đồng trọng tài và các bên tranh chấp được quyền lựa chọn trọng tài viên, ngôn ngữ, địa điểm và thời gian giải quyết. Phán quyết của trọng tài buộc các bên phải tuân thủ.
  • Trình tự thủ tục như sau: Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện kèm theo chứng cứ vi phạm sau đó bị đơn nộp bản tự bảo vệ, các bên thỏa thuận để thành lập Hội đồng trọng tài, phương thức hòa giải được hội đồng trọng tài lựa chọn trước, tuy nhiên nếu không thực hiện được thì sẽ tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và hội đồng trọng tài ra phán quyết.

***** Các chuyên mục liên quan khác *****

Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc 2020

Tư vấn Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất 2020

Hợp đồng thương mại là gì? Những điều cần lưu ý trong hợp đồng thương mại

Tranh chấp hợp đồng thương mại là gì?