Cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất bánh mì

Để được phép đi vào hoạt động cơ sở sản xuất bánh mì cần thực hiện thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Vậy điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất bánh mì được pháp luật quy định như thế nào?

 

Đọc thêm: Xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng uy tín tại Hà Nội

Đọc thêm: Những điều cần chú ý trong việc xin cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm

1. Cơ sở sản xuất bánh mì cần đáp ứng những điều kiện nào về an toàn vệ sinh thực phẩm?

Cơ sở sản xuất bánh mì cần đáp ứng những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự được liệt kê dưới đây:

– Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối;

– Kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và các khu vực liên quan được thiết kế tách biệt. Nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm, vật liệu bao gồm thực phẩm, phế thải phải được để riêng biệt. Sản phẩm bảo quản trong kho thành phẩm phải được sắp xếp riêng biệt theo lô và có bảng ghi các thông tin về: Tên sản phẩm, lô hàng, ngày sản xuất, ca sản xuất;

– Tường nhà và trần nhà phẳng, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh;

– Cửa sổ và cửa ra vào bảo đảm ngăn ngừa được vật nuôi, côn trùng xâm nhập;

– Nguồn nước phải được kiểm tra và đảm bảo phù hợp với quy định về chất lượng, vệ sinh ít nhất 06 tháng/lần;

– Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải bảo đảm yêu cầu về sức khỏe; không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp. Được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận.

an toan ve sinh thuc pham

2. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

Cơ sở sản xuất bánh mì chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị;

– Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ (do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp), danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất;

– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất.

3. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

Nghị định số 98/2017/NĐ-CP quy định hoạt động sản xuất sản phẩm chế biến bột và tinh bột thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương và các cơ quan thuộc Bộ, cụ thể như sau:

– Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm với cơ sản sản xuất bánh kẹo có công suất thiết kế 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

– Sở Công Thương các tỉnh, thành phố cấp Giấy chứng nhận với cơ sở sản xuất có công xuất thiết kế nhỏ hơn.

an toan ve sinh thuc pham

4. Hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trước 06 tháng tính đến ngày hết hạn, cơ sở sản xuất bánh mì thực hiện thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận nếu tiếp tục sản xuất.

Bộ Công Thương, Sở Công Thương và các cơ quan liên quan như quản lý thị trường, y tế có quyền thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất bánh mì sau khi cấp Giấy chứng nhận. Lưu ý số lần kiểm tra không quá 01 lần/năm.