Hai phương án thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam theo quy định mới nhất hiện nay

Xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng kéo theo việc nở rộ các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam bằng cách mở doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật, hiện nay có 2 phương án để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam (bao gồm công ty 100% vốn nước ngoài hoặc công ty có một phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài).

>>> Bài viết: Bốn bước thành lập công ty thương mại vốn nước ngoài tại Việt Nam theo quy định năm 2020

thanh lap cong ty

Phương án 1: Trực tiếp thành lập công ty 

Đây là phương án thực hiện thủ tục thành lập công ty nước ngoài để người nước ngoài đứng tên ngay từ đầu.

– Bước 1: Đăng ký đầu tư (Theo Khoản 2 Điều 37 Luật Đầu tư 2014 của Việt Nam áp dụng cho người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam) – 15 ngày.

Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư gồm:

+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư

+ Bản sao có chứng thực hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài/ CMND của người Việt Nam (nếu có người Việt Nam cùng góp vốn)

+ Bản sao Giấy chứng nhận thành lập đối với nhà đầu tư là tổ chức

+ Đề xuất dự án đầu tư

+ Chứng thư ngân hàng của nhà đầu tư nước ngoài: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất…

+ Hợp đồng địa điểm (thuê nhà/văn phòng) để thực hiện dự án đầu tư.

+ Hồ sơ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư người nước ngoài.

– Bước 2: Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – 3 ngày.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, hồ sơ thành lập công ty vốn nước ngoài gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp

+ Bản sao giấy phép hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài.

+ Giấy uỷ quyền của nhà đầu tư nước ngoài cho người đại diện.

+ Bản sao có chứng thực hộ chiếu của người đại diện pháp luật công ty.

+ Điều lệ công ty có vốn nước ngoài.

Lưu ý:

– Tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hoá lãnh sự và dịch sang Tiếng Việt có chứng thực.

– Với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh

– Một số ngành nghề có giới hạn tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (xem Biểu Cam kết WTO)

Phương án 2: Gián tiếp thành lập công ty

Đây là phương án thực hiện thủ tục thành lập công ty 100% vốn Việt Nam, sau đó chuyển nhượng toàn bộ/một phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài.

– Bước 1: Tiến hành thành lập công ty có 100% vốn Việt Nam – 3 ngày

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

+ Điều lệ công ty

+ Danh sách thành viên/ Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài

+ Bản sao thẻ căn cước công dân/hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên/cổ đông sáng lập

Hồ sơ được nộp tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính

– Bước 2: Chuyển đổi vốn từ cổ đông Việt Nam cho cổ đông người nước ngoài – 15 đến 20 ngày

Theo Điều 26 Luật Đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

+ Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

+ Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

Nếu không thuộc hai trường hợp trên, nhà đầu tư chỉ cần thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật