Hình thức đầu tư vào Việt Nam 2020

Hoạt động đầu tư vào Việt Nam của các nhà đầu tư sẽ ra sao trong năm 2020? Năm 2020 là một năm đầy biến động của nền kinh tế Việt Nam và nước ngoài. Dẫn đến việc các hoạt động đầu tư bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh.

1. Các hình thức đầu tư vào Việt Nam:

1.1 Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế:

Hình thức thành lập tổ chức kinh tế bao gồm hai loại sau: thành lập doanh nghiệp với 100% vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, thành lập công ty liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc Chính phủ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Theo đó, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư 2014 và Điều 44 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

1.2 Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:

Là hình thức gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài, Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế được quy định trong Luật đầu tư như sau:

– Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế:

  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
  • Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc hai trường hợp trên;

– Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

  • Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
  • Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
  • Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp trên.

 

1.3 Đầu tư theo hợp đồng PPP:

Hợp đồng PPP là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư.

Theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP thì có 7 loại hợp đồng dự án theo hình thức đối tác công tư bao gồm:

  • Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (hợp đồng BOT);
  • Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (hợp đồng BTO);
  • Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (hợp đồng BT);
  • Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (hợp đồng BOO);
  • Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (hợp đồng O&M);
  • Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (hợp đồng BLT);
  • Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (hợp đồng BTL).

1.4 Đầu tư theo hợp đồng BCC:

BCC là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới. Hình thức đầu tư này giúp các nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư được nhanh chóng mà không không mất thời gian, tiền bạc để thành lập và quản lý một pháp nhân mới.

Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.  Hợp đồng BCC có ít nhất 1 bên là nhà đầu tư nước thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2. Tại sao lại nên chọn đầu tư vào Việt Nam:

  • Vị trí địa lý thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế;
  • Nền kinh tế ổn định và năng động;
  • Chính trị ổn định;
  • Có chính sách mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài;
  • Môi trường kinh doanh ngày càng phát triển;
  • Lực lượng lao động dồi dào;
  • Là thành viên của nhiều thương mại hiệp định tự do.

 

***** Các bài viết liên quan *****

Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Đầu tư vào Việt Nam theo hợp đồng BT 2020

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2020

DANH MỤC ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐTNN THEO HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ TOÀN DIỆN ASEAN (ACIA)

Lợi ích của việc tách giấy chứng nhận đầu tư

Tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 2020

Đầu tư ra nước ngoài  dưới  hình thức thành lập chi nhánh theo quy định hiện hành năm 2020

Nhà đầu tư Singapore góp vốn tại Việt Nam