Hợp đồng thương mại là gì theo quy định của Luật thương mại 2005?

Hợp đồng thương mại là gì? Pháp luật quy định hoạt động thương mại như thế nào? Có những loại hợp đồng thương mại phổ biến nào?

Đọc thêm: Các điều khoản cơ bản của hợp đồng thương mại

Đọc thêm: Hợp đồng thương mại quốc tế và các nội dung quan trọng cần thiết mới nhất năm 2020

1. Hợp đồng thương mại là gì?

– Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại.

Như vậy, hợp đồng thương mại có thể hiểu là một loại hợp đồng được giao kết bởi sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể kinh doanh với nhau.

2. Có những loại hợp đồng thương mại nào?

Có hai loại hợp đồng phổ biến là: Hợp đồng mua bán hàng hóa , hợp đồng cung ứng dịch vụ.

– Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua và bên mua trả số tiền theo thỏa thuận. Hợp đồng được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

– Hợp đồng cung ứng dịch vụ là hợp đồng thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

3. Nội dung cơ bản hợp đồng thương mại:

– Nội dung tất cả các loại hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết đã thỏa thuận, các điều khoản này xác định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên.

– Pháp luật đề cao sự thỏa thuận giữa các bên giao kết, tuy nhiên nội dung của hợp đồng thương mại vẫn phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật như sau:

  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

Mặc dù phụ thuộc vào tính chất của từng loại hợp đồng mà các thương nhân tự thỏa thuận với nhau, nhưng nội dung cơ bản mà một hợp đồng thương mại bắt buộc phải có.

4. Mục đích của hợp đồng:

Luật Thương mại 2005 quy định: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá,cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Vì vậy, để đạt đến mục đích chung thì các bên trong hợp đồng thương mại phải tôn trọng sự thỏa thuận và tuân thủ pháp luật.