Hướng dẫn đăng ký bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Bảo hộ thương hiệu là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, đồng thời tạo dựng niềm tin và uy tín với người tiêu dùng. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào thị trường Việt Nam, đăng ký bảo hộ thương hiệu không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ để đảm bảo thương hiệu không bị xâm phạm hoặc sử dụng trái phép.

Điều kiện để đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, để được bảo hộ, thương hiệu của doanh nghiệp nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thương hiệu phải có khả năng phân biệt với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký hoặc đang được sử dụng.
  • Thương hiệu không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với thương hiệu đã được đăng ký trước đó.
  • Thương hiệu không được chứa đựng những từ ngữ, hình ảnh vi phạm đạo đức xã hội, phong tục, tập quán.
  • Không được có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca.
  • Không được có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  • Không được có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  • Không được có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
  • Không được có dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu

Một bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu đầy đủ bao gồm các giấy tờ sau

  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác
  • Tờ khai đăng ký bảo hộ thương hiệu
  • Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Tra cứu thương hiệu xác định khả năng đăng ký thành công

Trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp nước ngoài nên tra cứu tình trạng bảo hộ của thương hiệu để tránh xung đột với các thương hiệu đã đăng ký. Tra cứu có thể được thực hiện qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc thông qua các công ty luật chuyên về sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại cục Sở hữu trí tuệ

Người nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.

Sau khi nộp đơn đăng ký thương hiệu Cục sẽ cấp số nhận đơn và đồng thời ghi nhận ngày nộp đơn của thương hiệu, đây cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn cho đến khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Bước 3: Thẩm định đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu

Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu

  • Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức trong thời gian từ 01 đến 02 tháng Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo xét nghiệm hình thức của đơn. Xét nghiệm hình thức của đơn đảm bảo đơn đã được khai đúng, xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ, tư cách pháp lý của chủ đơn. Xét nghiệm hình thức chưa là cơ sở xác định thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ

  • Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ.

Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn bảo hộ thương hiệu

  • Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Thời gian thẩm định nội dung của thương hiệu: 09-12 tháng.
  • Nếu trong quá trình thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các công việc đó.

Bước 5: Thông báo kết quả nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu

Trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn thực hiện đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn khoảng 02 tháng sẽ được nhận văn bằng bảo hộ thương hiệu.

Trường hợp đơn bị từ chối cấp bằng, chủ đơn xem xét nếu chưa thấy thỏa đáng làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.

Xem thêm: