Singapore không phải là thành viên của Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa nên doanh nghiệp Việt Nam muốn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Singapore phải đăng ký theo hệ thống đăng ký quốc gia tại Cục sở hữu trí tuệ Singapore (tiếng Anh viết tắt là “IPOS”) hoặc đăng ký thông qua nghị định thư Madrit. Bên cạnh đó, Singapore là thành viên của công ước Paris, do đó, các cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam có thể yêu cầu quyền ưu tiên theo công ước Paris.
Bài viết: Hướng dẫn đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu) tại Hoa Kỳ
Mục lục
Đăng ký thương hiệu gồm những dạng nào?
– Chữ cái
– Tên
– Hình
– Hình dạng ba chiều nhất định
– Màu sắc
– Hình ảnh thương mại tổng thể
– Mùi vị
– Slogan
– Âm thanh
– Chuyển động
– Kỹ thuật toàn ảnh
– Nhãn hiệu chứng nhận
– Nhãn hiệu tập thể
– Nhãn hiệu dịch vụ
Không đăng ký thương hiệu trong trường hợp nào?
– Nhãn hiệu trái với chuẩn mực đạo đức hay trật tự công cộng
– Dấu hiệu chữ chung chung
– Biểu tượng/cờ/tên của quốc gia, tiểu bang, hoặc của tổ chức quốc tế.
– Nhãn hiệu thiếu khả năng phân biệt
– Nhãn hiệu có chức năng chính như là chỉ dẫn địa lý hoặc chỉ địa điểm.
Các bước đăng ký thương hiệu tại Singapore
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Để đảm bảo không có nhãn hiệu nào đã đăng ký tương tự, người đăng ký nhãn hiệu cần tra cứu nhãn hiệu tại trang thông tin điện tử của Singapore.
https://www.ip2.sg/RPS/WP/CM/SearchSimpleP.aspx?SearchCategory=TM
Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- Tên và địa chỉ của người nộp đơn
- Mẫu nhãn hiệu
- Danh sách hàng hóa/ dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
- Một bản cam kết về việc sử dụng hoặc có ý định sử dụng nhãn hiệu
- Lệ phí đăng kí nhãn hiệu.
Bước 3: Thẩm định nhãn hiệu
IPOS sẽ xét nghiệm hình thức đơn nhãn hiệu. Sau khi đáp ứng yêu cầu về hình thức, nhãn hiệu sẽ được xét nghiệm về nội dung xem có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo luật hay không.
Thời hạn xét nghiệm đơn thông thường trên 14 tháng kể từ ngày nộp đơn hợp lệ.
Những đơn đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ sẽ được công bố trên Công báo để bên thứ ba có thể phản đối và sau thời hạn công bố mà không có ai phản đối đơn hoặc nếu có nhưng kết quả cuối cùng cho thấy nhãn hiệu vẫn được bảo hộ thì IPOS sẽ cấp Giấy đăng ký cho nhãn hiệu.
Bước 4: Công bố nhãn hiệu
Trong 2 tháng kể từ khi đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận hợp lệ, nhãn hiệu sẽ được công bố trên Tạp chí Thương hiệu để kiểm tra công khai.
Nếu nhãn hiệu bị phản đối bởi cá nhân/ tổ chức khác, người đăng ký nhãn hiệu sẽ nhận được thông báo phản đối. Quá trình nộp đơn sẽ bị đình chỉ cho đến khi có kết quả về yêu cầu của bên phản đối.
Bước 5: Công bố kết quả đăng ký nhãn hiệu
Người đăng ký nhãn hiệu sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ IPOS. Nhãn hiệu đăng ký được bảo hộ trong 10 năm.
Khi gia hạn nhãn hiệu chủ đơn phải nộp lệ phí gia hạn bảo hộ nhãn hiệu. Càng gia hạn muộn càng phải nộp nhiều lệ phí gia tăng.
Thông thường thời gian để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Singapore là 09 tháng.