Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chỉ có hiệu lực trong phạm vi quốc gia. Vì vậy chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đăng ký thương hiệu tại EU thông qua hệ thống Marid để bảo vệ nhãn hiệu của mình.
Đọc thêm: Hướng dẫn đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu) tại Hoa Kỳ
Đọc thêm: Nhãn hiệu nổi tiếng và tiêu chí đánh giá
Mục lục
1. Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu
Pháp luật các quốc gia trên thế giới quy định nhãn hiệu được đăng ký, bảo hộ theo nguyên tắc lãnh thổ. Tức là nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam không đương nhiên được bảo hộ tại các quốc gia khác như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU). Do hành vi xâm phạm nhãn hiệu diễn ra ngày càng phổ biến mà chủ sở hữu nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại nhiều quốc gia trên thế giới.
2. Quy định của EU về đăng ký nhãn hiệu
Các nước EU có một hệ thống pháp luật đồng nhất cao về kinh tế, hải quan, thương mại và sở hữu trí tuệ. Tổ chức, cá nhân có thể đăng ký nhãn hiệu qua hệ thống nhãn hiệu cộng đồng (Community Trade Mark). Ưu điểm của hệ thống này là nộp một đơn duy nhất nhưng nhãn hiệu có thể được bảo hộ tại tất cả các quốc gia EU.
Để được nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cá nhân, tổ chức cần có quốc tịch hoặc có trụ sở kinh doanh tại một trong các quốc gia là thành viên của EU, Công ước Paris hoặc Hiệp định TRIPs. Việt Nam đều tham gia Công ước Paris và Hiệp định TRIPs nên chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện đăng ký nhãn hiệu tại EU.
Văn Phòng sở hữu Trí tuệ Liên minh Châu Âu (European Union Intellectual Property Office-EUIPO) là cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đăng ký nhãn hiệu công đồng.
3. Hướng dẫn đăng ký thương hiệu tại EU
Tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại EU có thể đăng ký nhãn hiệu công động (CMT) thông qua hệ thống Madrid.
3.1. Đăng ký thương hiệu tại EUthông qua hệ thống Madrid
Hệ thống Madird là hệ thống đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu) quốc tế do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý. Hệ thống được thành lập dựa trên Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid. Nhằm cung cấp một quy trình đăng ký nhãn hiệu cùng lúc tại nhiều quốc gia nhưng chỉ sử dụng một đơn, một ngôn ngữ, nộp phí bằng một loại tiền tệ. Tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có thể đăng ký thương hiệu tại EU thông qua hệ thống này.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu tại EU thông qua hệ thống Madrid gồm các giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký quốc tế nhãn hiệu (LNP Law soạn thảo);
– Đơn đăng ký quốc tế Madrid (LNP Law soạn thảo)
– 05 mẫu nhãn hiệu đối với nhãn hiệu đen trắng hoặc 10 mẫu nhãn hiệu đối với nhãn hiệu màu (khách hàng cung cấp);
– Bản sao đơn đăng ký cơ sở hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (khách hàng cung cấp);
– Giấy uỷ quyền (LNP Law soạn thảo).
3.3. Phí đăng ký thương hiệu tại EU
Phí đăng ký thương hiệu tại EU gồm phí nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và phí nộp đơn cho WIPO. Phí thẩm định sơ bộ tại Cục Sở hữu trí tuệ là 2.000.000 VNĐ.
Phí nộp đơn đăng ký thương hiệu cho WIPO được tính dựa trên số sản phẩm dịch vụ, nhãn hiệu có màu hay không có màu, quốc gia dự định đăng ký. Ví dụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không màu cho một sản phẩm tại EU có phí là 1.550 Franc Thuỵ Sĩ (40 triệu VNĐ), trong đó:
– Phí cơ bản: 653 Franc;
– Phí đăng ký tại EU: 897 Franc.
3.4. Quy trình xử lý đơn đăng ký thương hiệu tại EU
– Tổ chức, cá nhân nộp đơn đăng ký thương hiệu quốc tế và phí tại Cục Sở hữu trí tuệ;
– Cục Sở hữu trí tuệ chuyển đơn đăng ký cho WIPO. WIPO tiến hành thẩm định hình thức (người nộp đơn, mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm/dịch vụ, ….) đơn đăng ký;
– Trường hợp đáp ứng yêu cầu đơn sẽ được ghi nhận trong đăng bạ quốc tế và công bố trong công báo nhãn hiệu quốc tế của WIPO;
– WIPO chuyển hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế cho cơ quan đăng ký nhãn hiệu của Châu Âu là Văn Phòng sở hữu Trí tuệ Liên minh Châu Âu (EUIPO)
Lưu ý WIPO chỉ đóng vai trò trung gian trong việc nộp đơn. Quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại EU vẫn thuộc về EUIPO.