
Hướng dẫn ly hôn đơn phương hiện nay
Quyền đơn phương ly hôn
Về nguyên tắc thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên trường hợp vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.
Căn cứ ly hôn
Trường hợp hoà giải không thành
Trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Khi có yêu cầu ly hôn đơn phương từ vợ hoặc chồng, Tòa án sẽ xem xét và tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì sẽ xác định quan hệ hôn nhân xem có căn cứ để giải quyết ly hôn không. Bạo lực gia đình, hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục địch của hôn nhân không đạt được là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn.
Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn
Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trường hợp này Tòa án sẽ giải quyết ly hôn đơn phương khi có bằng chứng chứng minh vợ hoặc chồng đã biệt tích từ hai năm trở lên tính từ ngày có tin tức cuối cùng về người đó.
Trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 điều 51 của Luật này
Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. Đó là trường hợp ngoài vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương thì cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
– Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn đơn phương.
– Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trưc thuộc trung ương.
Hồ sơ ly hôn đơn phương cần chuẩn bị như sau:
– Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
– Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính);
– Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ Hộ chiếu (bản sao y chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao y chứng thực);
– Sổ hộ khẩu (bản sao y chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng: Sổ đỏ, sổ tiết kiệm, giấy đăng kí xe…..
– Giấy xác nhận nơi cư trú của bị đơn.
Quy trình giải quyết vụ án ly hôn đơn phương
– Bên yêu cầu ly hôn nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin đơn phương ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn đang cư trú/ làm việc;
– Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa sau khi nhận thông báo nộp tiền tạm ứng án phí của Tòa án;
– Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Thời gian giải quyết vụ án
Thời gian giải quyết vụ án ly hôn đơn phương kể từ thời điểm tiếp nhận đơn cho đến thời điểm ra bản án khoảng từ 04 -06 tháng (tùy tính chất phức tạp của vụ án).
Với dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh, việc ly hôn của quý khách sẽ được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, rút ngắn thời gian xử lý. LNP Law chúng tôi sẽ đồng hành, sát cánh cùng với quý khách để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi ly hôn, đồng thời bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp khi ly hôn cho Quý vị.