Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ gồm quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. Đăng ký quyền tác giả được thực hiện theo hồ sơ, thủ tục quy định trong pháp luật. Tổ chức, cá nhân cần lưu ý để chuẩn bị đơn đăng ký bản quyền tốt nhất.
>> Đọc thêm: Thủ tục đăng ký quyền tác giả tác phẩm âm nhạc theo quy định pháp luật mới nhất 2020
Mục lục
Quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 đưa ra định nghĩa và đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, theo đó
– Quyền tác giả có đối tượng gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Tổ chức, cá nhân trực tiếp sáng tạo ra hoặc sở hữu các đối tượng nêu trên thì được xác lập quyền tác giả;
– Quyền liên quan đến quyền tác giả có đối tượng gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Tổ chức, cá nhân đầu tư, biểu diễn, sản xuất các đối tượng nêu trên được xác lập quyền liên quan.
Khác với quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả phát sinh khi được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định hoặc được định hình. Tuy nhiên tác giả, chủ sở hữu nộp đơn đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả để bảo vệ tốt nhất tài sản trí tuệ do mình sở hữu.
Đơn đăng ký bản quyền gồm những gì?
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định đơn đăng ký bản quyền gồm những giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Tờ khai làm bằng tiếng Việt và do tác giả, chủ sở hữu hoặc người được uỷ quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về tác giả, chủ sở hữu; tóm tắt nội dung tác phẩm; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm với các thông tin ghi trong đơn.
– 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan. 01 bản được lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký được gửi lại cho người được cấp Giấy chứng nhận;
– Trường hợp đơn đăng ký bản quyền được nộp qua tổ chức, cá nhân được uỷ quyền thì cần thêm giấy uỷ quyền;
– Trường hợp người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả trên cơ sở thừa kế, chuyển giao, kế thừa thì cần có tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ;
– Trường hợp tác phẩm có các đồng tác giả, chủ sở hữu chung thì cần thêm văn bản đồng ý của các chủ thể này.
Phí nộp đơn đăng ký bản quyền
Mức thu phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả được quy định trong Thông tư số 211/2016/TT-BTC. Tương ứng với từng loại hình tác phẩm mà pháp luật quy định mức thu khác nhau.
– Đăng ký quyền tác giả với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có mức thu 400.000 đồng/Giấy chứng nhận;
– Đăng ký quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc có mức thu 100.000 đồng/Giấy chứng nhận;
– Đăng ký quyền liên quan với bản ghi âm có mức thu 200.000 đồng/Giấy chứng nhận;
– V/v.
Lưu ý người nộp đơn đăng ký bản quyền chỉ nộp các loại phí này sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Hướng dẫn nộp đơn đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả theo quy định mới nhất . Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.