Pháp luật doanh nghiệp quy định như thế nào về tách đăng ký đầu tư? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Mục lục
– Cơ sở pháp lý :
Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2005;
Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2014;
Điều 39 Luật Đầu tư 2014.
– Khi nào phải tách đăng ký đầu tư?
- Theo Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2005: “Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”
- Theo Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2014: Nội dung GCN ĐKKD bao gồm:
“1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
4. Vốn điều lệ.”
- Theo Điều 39 Luật Đầu tư 2014: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
“1. Mã số dự án đầu tư.
2. Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.
3. Tên dự án đầu tư.
4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng.
5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
6. Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.
7. Thời hạn hoạt động của dự án.
8. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn.
9. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).”
Việc quy định phải tách giấy chứng nhận đầu tư hiện tại không được quy định cụ thể trong Luật đầu tư 2014 và Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn, tuy nhiên theo quy định của 2 luật này thì kể từ ngày 1/7/2015 nội dung đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp được tách riêng do đó các doanh nghiệp khi có thay đổi phải làm thủ tục cấp đổi hai loại giấy trên để tuân theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể có hướng dẫn tại công văn 5122/BKHĐT-PC của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư.
* Lưu ý:
Các doanh nghiệp đang hoạt động theo giấy chứng nhận đầu tư mà không có nhu cầu thay đổi thông tin thì không nhất thiết phải làm thủ tục tách giấy chứng nhận đầu tư, chỉ làm khi có yêu cầu thay đổi (giấy chứng nhận đầu tư cũ vẫn có giá trị, nếu thay đổi thì sẽ làm gộp thủ tục để tiết kiệm chi phí).
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thành lập công ty và đầu tư ra nước ngoài . Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ kênh thông tin ở phía dưới.