Kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê kim ngạch hàng hoá xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 của Việt Nam ước tính đạt 122,72 tỷ USD tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2018. Giá trị xuất nhập khẩu tăng cao cho thấy nguồn hàng di chuyển ra vào nước ta là rất lớn. Nhu cầu vận chuyển hàng hoá cao khiến kinh doanh dịch vụ logistics trở thành thị trường tiềm năng với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính vì vậy nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn kinh doanh dịch vụ logistics khi đầu tư tại Việt Nam.

> Đọc thêm: Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics mới nhất năm 2020

Tổng quan về kinh doanh dịch vụ logistics

kinh doanh dich vu logistics
kinh doanh dich vu logistics

Khái niệm logistics:

Logistics được hiểu là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát luồng dịch chuyển của hàng hoá từ từ nơi sản xuất đến điểm tiêu thụ. Mục đích của logistics là tiết kiệm và sử dụng tối đa tài nguyên như nhân lực, kho bãi, phương tiện trong vận chuyển hàng hoá.

Định nghĩa pháp lý:

Luật thương mại 2005 định nghĩa logistics là dịch vụ hoạt động thương mại. Theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục và các giấy tờ, đóng gói, giao hàng để được hưởng thù lao.

Định nghĩa học thuật:

Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (CSCMP) đưa ra các định nghĩa sau về logistics 

– Là một phần của chuỗi cung ứng hàng hoá.

– Gồm quản trị vận tải hàng hoá xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới…

– Quá trình vận chuyển hàng hoá từ nơi xuất phát đến tiêu thụ.

Mã ngành logistics trong Hệ Thống ngành kinh tế Việt Nam:

Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định khi thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp, thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh… phải xác định ngành kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Việc xác định ngành cấp 4 được thực hiện theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.

Kinh doanh dịch vụ logistics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam logistics có mã cấp 5 là 52292. Gồm: hoạt động lập kế hoạch, tổ chức và hỗ trợ hoạt động vận tải, kho bãi và phân phối hàng hoá. Mã ngành cấp 4 của logistics là 5229 hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải.

Mã CPC các phân ngành trong dịch vụ logistics:

CPC là mã phân loại ngành, phân ngành dựa trên Hệ thống phân loại sản phẩm (Provisional Central Product Classification – PCPC) của WTO. Tương ứng với mã CPC sẽ là các cam kết trong Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để nhà đầu tư xác định tính khả thi khi thực hiện đầu tư tại Việt Nam.

Dịch vụ logistics trong Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO có nhiều phân ngành như:

– Dịch vụ vận tải hành hoá bằng đường biển (CPC 7212) trừ vận tải nội địa.

– Dịch vụ vận tải hành hoá bằng đường thuỷ nội địa (CPC 7222).

– Dịch vụ vận tải hành hoá bằng đường sắt (CPC 7112).

– Dịch vụ vận tải hàng hoá bằng đường bộ (CPC 7123).

– Dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá (CPC 748)

V/v

Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam

kinh doanh dich vu logistics
ty le von cua nha dau tu nuoc ngoai

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thông qua các hình thức như

– Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

– Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế.

Hai hình thức đầu tư trên khiến tổ chức tiếp nhận đầu tư trở thành tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam do có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Nhà đầu tư nước ngoài qua đó quản lý tổ chức kinh tế để thực hiện đầu tư.

Kinh doanh dịch vụ logistics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy nhà đầu tư nước ngoài cần chú ý các quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn góp của họ trong tổ chức kinh tế kinh doanh dịch vụ logistics. Điều kiện vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài được quy định trong Biểu cam kết về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO, các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết và các văn bản pháp lý trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics được thể hiện trong bảng dưới đây:

S

T

T

Tên dịch vụ Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO Nghị định số 163/2017/NĐ-CP Các văn bản pháp luật khác liên quan
1 Dịch vụ vận tải hàng hoá bằng đưởng biển, trừ vận tải nội địa (CPC 7212) – Tổ chức kinh tế vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam

+ Không vượt quá 49%

+ Nhà đầu tư thuộc quốc gia thành viên ASEAN tỷ lệ không vượt quá 70%

Không vượt quá 49%
2 Dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt (CPC 7112) Tỷ lệ vốn góp nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49%

Nhà đầu tư nước ngoài thuộc quốc gia thành viên ASEAN không vượt quá 51%

Tỷ lệ vốn góp nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49%

 

3 Dịch vụ vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa (CPC 7222) Tỷ lệ vốn góp nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49%

Nhà đầu tư nước ngoài thuộc quốc gia thành viên ASEAN không vượt quá 51%

Tỷ lệ vốn góp nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49%

 

4 Dịch vụ vận tải hàng hoá bằng đường bộ (CPC 7123) Tỷ lệ vốn góp nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49%, tuỳ theo nhu cầu thị trường có thể lên mức 51% (liên doanh) Tỷ lệ vốn góp nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51% (liên doanh)

 

5 Kinh doanh vận tải hàng không Không quy định tại Biểu cam kết Kinh doanh dịch vụ vận tải hành không thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không

 

Nghị định số 92/2016/NĐ-CP:

– Tỷ lệ vốn góp nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30%

– Pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì phần vốn nước ngoài không quá 49%

6 Dịch vụ thông quan Không hạn chế tỷ lệ vốn góp nhà đầu tư nước ngoài (liên doanh) Không hạn chế tỷ lệ vốn góp nhà đầu tư nước ngoài (liên doanh)
7 Dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (CPC 7411) Tỷ lệ vốn nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 50% Tỷ lệ vốn nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 50%
8 Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay (một phần của CPC 7411) Tỷ lệ vốn nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 50% Tỷ lệ vốn nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 50%
9 Dịch vụ kho bãi container Không hạn chế Không quy định
10 Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật (CPC 8676) (trừ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải) Không hạn chế Không hạn chế
11 Kinh doanh các dịch vụ khác: kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải Không hạn chế tỷ lệ vốn góp nhà đầu tư nước ngoài (liên doanh) Không hạn chế tỷ lệ vốn góp nhà đầu tư nước ngoài (liên doanh)
12 Dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá (CPC 748) Không hạn chế tỷ lệ vốn góp Không quy định
13 Các dịch vụ chuyển phát Không hạn chế tỷ lệ vốn góp Không quy định

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.

Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com