Nhãn hiệu – hay còn được biết đến là thương hiệu là tài sản trí tuệ được cấp văn bằng bảo hộ. Thế nhưng nếu một ngày doanh nghiệp phát hiện thương hiệu đã đăng ký bảo hộ của mình bị sử dụng bởi người khác, thì lúc này nên giải quyết như thế nào?
Đọc thêm: Thế nào là tương tự, gây nhầm lẫn trong bảo hộ nhãn hiệu?
Mục lục
Các hình thức xâm phạm quyền đối với thương hiệu
Ngoại trừ hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu nổi tiếng (cái này cá biệt và ít khi xảy ra), theo Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các hình thức xâm phạm quyền đối với thương hiệu gồm:
– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó
– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ
– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
So sánh thương hiệu của mình với đối thủ
Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, theo nguyên tắc cần so sánh giữa:
– Dấu hiệu bị nghi ngờ xâm phạm với nhãn hiệu được bảo hộ
– Sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Theo đó, một dấu hiệu bị khẳng định là chứa yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả 2 điều kiện trên.
Thu thập chứng cứ về việc sử dụng trái phép thương hiệu của đối thủ
Doanh nghiệp cần thu thập chứng cự bị xâm phạm qua các hành vi sản xuất kinh doanh, quảng cáo trên thị trường; thông tin đối thủ có dấu hiệu xâm phạm; thiệt hại xảy ra… Cần xác minh xem chủ thể sử dụng trái phép nhãn hiệu có ý định đăng ký hoặc đang được cơ quan chức năng xem xét cấp hay khiếu nại/từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu tương tự, gây nhầm lẫn hay không.
Chuẩn bị tài liệu: Đơn yêu cầu xử lý vi phạm
Căn cứ pháp lý: Thông tư 11/2015/TT-BKHCN
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có chứng thực hợp pháp.
– Thông tin của bên vi phạm gồm tên công ty, địa điểm kinh doanh hoặc các giấy tờ tài liệu khác.
– Những tài liệu chứng minh vi phạm của đối tượng bị nghi ngờ như : Mẫu nhãn hiệu của doanh nghiệp và mẫu nhãn hiệu của bên vi phạm; Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ; Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc chứng minh thư công chứng đối với chủ văn bằng nhãn hiệu là cá nhân;
– Thực hiện giám định nhãn hiệu để có chứng cứ chứng minh việc vi phạm của bên vi phạm so với nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Xử lý vi phạm
– Gửi thư cảnh báo đến bên vi phạm: Phương án này không phải là phương án bắt buộc theo quy định hiện hành. Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện các yêu cầu dừng thực hiện hành vi xâm phạm quyền bảo hộ nhãn hiệu hoặc thực hiện không đầy đủ thì chủ thể quyền có thểm xem xét phương án tiếp theo dưới đây.
– Yêu cầu bồi thường dân sự (biện pháp dân sự): khi có tranh chấp quyền Sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền Sở hữu trí tuệ có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố giải quyết.
– Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xậm phạm của bên vi phạm (biện pháp hành chính): Tùy theo từng địa phương, tính chất của vụ việc mà cơ quan có thẩm quyền có thể được chọn theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 99/2013/NĐ-CP
– Truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực luật pháp với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. LNP LAW tự tin mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong các lĩnh vực Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Kinh doanh. Bài viết trên đã tóm tắt Doanh nghiệp cần làm gì khi phát hiện thương hiệu của mình bị sử dụng bởi đối thủ?
Khách hàng muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có thể sử dụng các dịch vụ sau:
– Tư vấn, hỗ trợ, trả lời các câu hỏi và câu hỏi của bạn liên quan đến điều kiện, hồ sơ, đơn hàng và thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam;
– Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu của khách hàng;
– Đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền. Theo dõi hồ sơ, thay mặt Khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh từ các nhãn hiệu đã đăng ký
– Các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.