Viện Nam mở của thị trường giao lưu văn hóa, thực hiện miễn visa đối với một số quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Nga, Phần Lan, Đức, Pháp, Anh, Italy và Tây Ban Nha với thời hạn tạm trú không quá 15 ngày. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam chưa có chính sách miễn visa lao động đối với người lao động đến từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản hay EU dài hạn.
Theo đó thì người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam cần có visa còn thời hạn trừ trường hợp được miễn visa theo quy định pháp luật.
Visa cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được bảo lãnh bởi các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính-sự nghiệp, các doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam và được cấp tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại cửa khẩu sân bay quốc tế /cửa khẩu đường bộ của Việt Nam.
Mục lục
Các loại Visa cho người lao động Trung Quóc, Nhật Bản, EU tại Việt Nam
Các loại visa lao động
Có 7 loại visa cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam như sau:
- LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. (không quá 12 tháng)
- LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. (không quá 12 tháng)
- DN – Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.
- NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. (không quá 12 tháng)
- NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam. (không quá 12 tháng)
- NN3 – Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam. (không quá 12 tháng)
- LĐ – Cấp cho người vào lao động (không quá 2 năm)
Điều kiện cấp visa cho người Trung Quốc, Nhật Bản, EU vào làm việc tại Việt Nam
- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
- Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh.
- Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật Luật Xuất Nhập Cảnh Việt Nam số 47/2014/QH13.
Thủ tục xin công văn nhập cảnh và thủ tục xin cấp visa
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Cá nahan/tổ chức bảo lãnh người lao động nước ngoài chuẩn bị hồ sơ xin công văn nhập cảnh và cấp visa.
Hồ sơ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Hộ chiếu bản gốc vẫn còn thời gian tối thiểu 6 tháng.
- 1 ảnh 4 x 6 được chụp trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.
- Visa đang sử dụng đối với trường hợp xin gia hạn thị thực.
- Công văn bảo lãnh của doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
- Mẫu tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi và gia hạn tạm trú (theo mẫu NA5).
- Giấy phép lao động hay giấy chứng nhận đầu tư đối với từng trường hợp nhất định.
Xem thêm: Gia hạn thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài theo quy định pháp luật
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Cá nhân/tổ chức nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.
- Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội, địa chỉ 44 – 46 Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Cục quản lý xuất nhập cảnh tại TP HCM, địa chỉ 254 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Đà Nẵng, số 7 Trần Quý Cáp, TP. Đà Nẵng.
Bước 3: Nhận kết quả:
Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ và đầy đủ Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ trả kết quả.
Cá nhân/tổ chức có thể nhận kết quả tại:
- Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội, địa chỉ 44 – 46 Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Cục quản lý xuất nhập cảnh tại TP HCM, địa chỉ 254 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Đà Nẵng, số 7 Trần Quý Cáp, TP. Đà Nẵng.
- Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài
- Tại sân bay, cửa khẩu đường bộ
Cá nhân/tổ chức đăng ký nơi nhận visa tại công văn xin nhập cảnh.
Bước 4: Nhận thị thực và đóng lệ phí:
Tại nơi nhận thị thực người xin cấp visa điền và nộp Mẫu NA1
Giấy tờ tài liệu chuẩn bị khi nhận visa:
- 02 ảnh 4cmx6cm
- Hộ chiếu gốc
- Bản copy của công văn nhập cảnh đã được duyệt tại Cục quản lý xuất nhập cảnh
- Lệ phí xin cấp visa
Lệ phí cấp visa được quy định tạ Thông tư 219/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về làm visa cho người lao động đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, EU và các nước khác tại Việt Nam. Nếu có mong muốn sử dụng dịch vụ của LNP Law vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây.
Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuê, lao động.
Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
- Tư vấn tới khách hàng những vấn đề pháp lý liên quan
- Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu thực hiện thủ tục liên quan
- Theo dõi, sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
- Trả kết quả cho khách hàng
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
- Là Công ty chuyên về lĩnh vực dân sự, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư, Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
- Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
- Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.
Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP
‣ Address: No. 225A Nguyen Ngoc Vu, Trung Hoa, Cau Giay, Ha Noi.
‣ Email: lawyer@lnplegal.com
‣ Tel: 024 6329 2936
‣ Hotline: 0832929912
‣ Website: lnplegal.com – luatsutuvanluat.com
‣ Linkedin: linkedin.com/company/lnplegal
lawfirmvietnam.com – fdivietnam.net #foreigninvestors #vietnam