Lập vi bằng để bảo vệ quyền tác giả video tại Hà Nội

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân để ghi lại sự kiện, hành vi. Vi bằng được dùng làm chứng cứ trong xét xử hoặc căn cứ trong quan hệ pháp lý khác. Chủ sở hữu, tác giả tác phẩm điện ảnh có thể sử dụng vi bằng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.

>> Đọc thêm: Dịch vụ lập vi bằng uy tín tại thành phố Hà Nội năm 2020.

Quyền tác giả

Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định quyền sở hữu trí tuệ gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền sở hữu giống cây trồng. Trong đó quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do họ sáng tạo ra hoặc sở hữu. Đối tượng bảo hộ quyền tác giả gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Đối tượng bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

Tác phẩm điện ảnh được xác định là loại hình tác phẩm nghệ thuật được bảo hộ quyền tác giả. Tác phẩm điện ảnh được bảo hộ tự động ngày khi được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Việc bảo hộ không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

quyen tac gia
quyen tac gia

 

Tác phẩm điện ảnh:

Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định: “Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó”.

Cần lưu ý phân biệt giữa tác giả và chủ sở hữu tác phẩm điện ảnh:

– Đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo trong tác phẩm điện ảnh. Thì được hưởng các quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm) và các quyền khác theo thỏa thuận.

– Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh là chủ sở hữu quyền công bố tác phẩm và các quyền tài sản đối với tác phẩm điện ảnh.

Lập vi bằng để bảo vệ quyền tác giả

Vi bằng:

lap vi bang
lap vi bang

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân để ghi nhận sự kiện, hành vi xảy ra trên thực tế. Vi bằng được sử dụng làm chứng cứ trong xét xử hoặc làm căn cứ cho các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại được Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động Thừa phát lại mới được tiến hành lập vi bằng.

– Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện và chịu trách nhiệm. Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

– Vi bằng ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

– Vi bằng phải được đăng ký tại Sở tư pháp thì mới hợp lệ và có giá trị.

– Vi bằng không xác nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch như công chứng. Đối tượng của vi bằng là ghi lại sự kiện, hành vi xảy ra trên thực tế.

Trường hợp lập vi bằng để bảo vệ tác phẩm nhiếp ảnh:

Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể các trường hợp lập vi bằng. Tổ chức, cá nhân là tác giả, chủ sở hữu tác phẩm điện ảnh tuỳ từng trường hợp có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng.

Bản chất của vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi để làm chứng cứ. Nên vi bằng có thể sử dụng để ghi lại những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm điện ảnh. Gồm các trường hợp sau:

– Tác phẩm điện ảnh được trình chiếu, sử dụng mà không thuộc các trường hợp không phải trả tiền thù lao.

– Việc đặt tên, đứng tên; sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm điện ảnh mà không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu

– Việc công bố, phân phối tác phẩm điện ảnh mà không được phép của chủ sở hữu

– Việc sao chép, xuất bản, sản xuất bản sao hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng mà không được sự cho phép của chủ sở hữu, tác giả.

– Các trường hợp khác xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tác phẩm điện ảnh.

Lưu ý:

Các hành vi trong các trường hợp nêu trên do tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu, tác giả của tác phẩm điện ảnh thực hiện. Các hành vi này xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo hộ. Chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc yêu cầu cá nhân Thừa phát lại hoặc văn phòng Thừa phát lại trong địa bàn thành phố Hà Nội lập vi bằng để ghi nhận lại hành vi xâm phạm. Vi bằng hợp lệ sẽ được sử dụng làm bằng chứng trong quá trình xét xử của Toà án.

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.

Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về lập vi bằng để bảo vệ quyền tác giả video tại Hà Nội. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com