Lập vi bằng ghi nhận hành vi vi phạm bản quyền trên mạng xã hội facebook

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định số 61/2009/NĐ-CP
  • Nghị định số 135/2013/NĐ-CP
  • Nghị định 08/2020/NĐ-CP có hiệu lực ngày 24/2/2020

Theo quy định tại nghị định 08/2020/NĐ-CP có hiệu lực ngày 24/2/2020 thì trường hợp lập vi bằng ghi nhận hành vi vi phạm bản quyền trên mạng xã hội facebook không thuộc các trường hợp không được phép luật vi bằng.

Vì vậy, cá nhân, tổ chức khi phát hiện bản quyền của mình bị xâm phạm trên facebook có thể yêu cầu lập vi bằng để ghi nhận lại hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức khác. Việc lập vi bằng nhằm phục vụ quá trình giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn khi đôi bên có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Việc lập vi bằng kịp thời cũng nhằm ghi nhận lại hành vi trước khi cá nhân, tổ chức gỡ bỏ nội dung liên quan trên mạng xã hội facebook.

vi bang
vi bang hanh vi vi pham ban quyen

Trình tự, thủ tục lập vi bằng:

Bước 1: Thỏa thuận về việc lập vi bằng

Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Nội dung vi bằng cần lập;

+ Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

+ Chi phí lập vi bằng;

+ Các thỏa thuận khác (nếu có).

Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Xem thêm: Vi bằng thừa phát lại là gì? Tại sao lại phải lập vi bằng

Xem thêm: Những trường hợp nào cần thiết phải lập vi bằng?

Bước 2: Lập vi bằng

Trong quá trình lập vi bằng cần lưu ý những điều sau:

  • Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập.
  • Vi bằng phải được lập một cách khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
  • Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.
  • Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Bước 3: Bàn giao và lưu trữ vi bằng

  • Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.
  • Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng có trách nhiệm thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ lập vi bằng.

Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Tư vấn tới khách hàng những vấn đề liên quan đến vi bằng
  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu thỏa thuận lập vi bằng
  • Lập vi bằng
dich vu lap vi bang
dich vu lap vi bang

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

  • Là Công ty chuyên về lĩnh vực dân sự, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư, Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
  • Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
  • Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý khách hàng về những vấn đề liên quan đến lập vi bằng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP 

LNP LAW

‣ Address: No. 225A Nguyen Ngoc Vu, Trung Hoa, Cau Giay, Ha Noi.
‣ Email: lawyer@lnplegal.com
‣ Tel: 024 6329 2936
‣ Hotline: 0832929912
‣ Website: lnplegal.com – luatsutuvanluat.com
‣ Linkedin: linkedin.com/company/lnplegal
lawfirmvietnam.com – lnplegal.com #foreigninvestors #vietnam