Hoạt động chuyển quyền sở hữu công nghiệp còn được gọi là li-xăng. Đây là hoạt động đem lại lợi ích kinh tế lớn cho chủ sở hữu công nghiệp nên diễn ra phổ biến hiện nay.
Đọc thêm: Hợp đồng li-xăng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu
Đọc thêm: Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Mục lục
1. Li-xăng là gì?
Luật Sở hữu trí tuệ quy định chuyển quyền sủ dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phạm vi quyền sử dụng của mình.
Li-xăng chính là việc chuyển quyền sở hữu công nghiệp. Lưu ý đây không phải là thuật ngữ pháp lý vì vậy không có văn bản pháp luật nào nhắc đến li-xăng. Li-xăng phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản và đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ để có hiệu lực.
Căn cứ vào phạm vi chuyển quyền, hợp li-xăng được phân thành ba loại sau:
– Hợp đồng li-xăng độc quyền: duy nhất bên nhận li-xăng có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;
– Hợp đồng li-xăng không độc quyền: bên giao li-xăng, bên nhận li-xăng, bên thứ ba là các bên có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;
– Hợp đồng li-xăng thứ cấp: bên nhận li-xăng có quyền có quyền chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp cho bên thứ ba (bên nhận li-xăng thứ cấp).
2. Mục đích của hợp đồng li-xăng là gì?
Li-xăng là một hình thức khai thác quyền sở hữu công nghiệp đem lại lợi ích cho bên giao li-xăng lẫn bên nhận li-xăng.
– Bên giao li-xăng: thu được lợi ích kinh tế (phí chuyển giao li-xăng) mà không phải trực tiếp sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Thích hợp với chủ sở hữu công nghiệp không có khả năng tài chính hoặc không có nhu cầu để triển khai đối tượng sở hữu công nghiệp;
– Bên nhận li-xăng: chỉ cần bỏ ra một khoản phí mà không phải đầu tư nghiên cứu những được quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp.
Li-xăng được khuyến khích tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới do thúc đẩy chuyển giao công nghệ, phát triển kinh tế và khai thác tối đa tiềm năng của tài sản trí tuệ.
3. Các điều kiện của li-xăng
Việc thực hiện li-xăng quyền sở hữu công nghiệp của các bên cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Được lập thành hợp đồng dưới dạng văn bản và đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ;
– Bên giao li-xăng (chủ sở hữu công nghiệp) có tên trong văn bằng bảo hộ. Trường hợp có đồng chủ sở hữu thì tất cả chủ sở hữu phải đồng ý tham gia hợp đồng li-xăng;
– Đối tượng của hợp đồng là nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích kiểu dáng công nghiệp, thiết kê bố trí, … đã được cấp văn bằng và đang trong thời hạn bảo hộ.
4. Đăng ký li-xăng như thế nào
Hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp có hiệu lực khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Hồ sơ đăng ký hợp đồng li-xăng gồm các giấy tờ sau:
– Tờ khai yêu cầu chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (LNP Law soạn thảo);
– Hợp đồng li-xăng (khách hàng cung cấp), LNP Law hộ trợ tư vấn, soạn thảo nếu khách hàng chưa ký kết;
– Bản gốc văn bằng bảo hộ (khách hàng cung cấp);
– Tài liệu khách theo yêu cầu của LNP Law.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp, công bố trên công báo sở hữu công nghiệp và cập nhập nội dung chuyển quyền vào văn bằng bảo hộ trường hợp đăng ký li-xăng thành công.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của Chúng tôi khi thực hiện li-xăng?
LNP Law với đội ngũ nhận sự giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp đem đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong các lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, giấy phép con. Với dịch vụ đăng ký hợp đồng li-xăng, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
– Tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng về hồ sơ, trình tự, thủ tục đối với hoạt động li-xăng;
– Soạn thảo hồ sơ, các giấy tờ cần thiết để tiến hành thủ tục;
– Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục và giải quyết các vấn đề phát sinh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Nhận kết quả và bàn giao lại cho khách hàng.