Lợi ích của việc tách giấy chứng nhận đầu tư

Tách giấy chứng nhận đầu tư có những lợi ích gì đối với nhà đầu tư? Theo quy định pháp luật, thủ tục tách Giấy chứng nhận đầu tư như thế nào?

1. Giấy chứng nhận đầu tư:

– Giấy chứng nhận đầu tư là giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền ban hành cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thường được gắn liền với các dự án đầu tư và áp dụng phần lớn cho các cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài. Hay có thể hiểu là điều kiện cần thiết để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam, đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư trước khi thành lập doanh nghiệp.

– Giấy chứng nhận đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

2. Lợi ích của việc tách Giấy chứng nhận đầu tư:

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư 2014 thì doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép đầu tư có thể thực hiện tách giấy thành Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin của công ty sẽ được công bố trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp: dangkykinhdoanh.gov.vn

Ngoài ra theo quy định của Luật Đầu tư 2014 thì nội dung Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ bao gồm:

  • Thông tin của nhà đầu tư;
  • Thông tin về dự án đầu tư (tên dự án, mục tiêu, địa điểm thực hiện, vốn đầu tư của dự án, thời gian thực hiện dự án, tiến độ dự án);
  • Các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.

Như vậy khi bạn tách Giấy chứng nhận đầu tư cũ thành Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bản mới và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Luật Đầu tư 2014. Việc thay đổi các thông tin cơ bản như tên công ty, trụ sở công ty. Hay thông tin của người đại diện theo pháp luật sẽ được thực hiện dễ dàng. Điều này tương đương với thủ tục của doanh nghiệp trong nước.

3. Thủ tục tách Giấy chứng nhận đầu tư:

Hồ sơ tách Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:

  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Bản photo chứng thực Giấy Chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư;
  • Bản photo chứng thực hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc các giấy chứng nhận tương đương) đối với doanh nghiệp;
  • Quyết định thành lập đối với tổ chức;
  • Các giấy tờ khác có liên quan.

 

***** Các bài viết liên quan *****

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2020

Hướng dẫn thủ tục thay đổi nhà đầu tư mới nhất năm 2020

Thủ tục thay đổi địa điểm dự án đầu tư theo quy định mới nhất năm 2020

Cấp đổi Giấy chứng nhận đầu tư giá rẻ năm 2020

Trình tự, thủ tục tách giấy chứng nhận đầu tư

Tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 2020

Đầu tư ra nước ngoài  dưới  hình thức thành lập chi nhánh theo quy định hiện hành năm 2020

Góp vốn của Nhà đầu tư nước ngoài vào công ty Việt Nam