Mẫu Điều lệ công ty TNHH một thành viên mới nhất năm 2020

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập công ty TNHH một thành viên cần lưu ý soạn thảo Điều lệ công ty. Đây là một trong những giấy tờ cần có trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Dưới đây là mẫu Điều lệ công ty TNHH một thành viên mới nhất.

>> Đọc thêm: Những việc doanh nghiệp cần làm sau khi thành lập công ty

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

ĐIỀU LỆ

CÔNG TY TNHH ……………………..

 

Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp;

(Chủ sở hữu là cá nhân)

Họ và tên chủ sở hữu (ghi bằng chữ in hoa): ………………….  Giới tính: ……

Sinh ngày: ………………         Dân tộc: …………       Quốc tịch: ……………

CMND/CCCD/HC số: ………………..   

Ngày cấp: ………………………            Nơi cấp: ……………………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………

(Chủ sở hữu là tổ chức)

Tên chủ sở hữu (ghi bằng chữ in hoa):  

Mã số doanh nghiệp: ………………………………..         

Do:………………………….. cấp/phê duyệt ngày: …………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………

Email: …………………………………

Người đại diện theo pháp luật: ……………………………………

Chức danh: ………………………………….

CMND/CCCD/HC số: ………………………..     

Ngày cấp: ………………………            Nơi cấp: ……………………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………

CHƯƠNG I

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1. Phạm vi trách nhiệm

Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Điều 2. Tên công ty

Tên công ty viết bằng tiếng Việt: ………………………………………………..  

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ……………………………….

Tên công ty viết tắt (nếu có): ………………………………………………..  

Điều 3. Trụ sở chính

Địa chỉ: ……………………………………………………………………….

Điều 4. Ngành, nghề kinh doanh:

STT Tên ngành Mã ngành Ngành nghề kinh doanh chính
1
2
V/v

Chủ sở hữu công ty quyết định việc chuyển, mở rộng hay loại bỏ các ngành nghề kinh doanh của Công ty phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 5. Đại diện theo pháp luật

Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): ………………………… Giới tính: …………..

Chức danh: ……………….

Sinh ngày: ………………..       Dân tộc: ………………  Quốc tịch: …………..

CMND/CCCD/HC số: ………………..   

Ngày cấp: ………………………            Nơi cấp: ……………………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………

Điều 6. Con dấu của công ty

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

a) Tên doanh nghiệp;

b) Mã số doanh nghiệp;

c) Con dấu hình tròn, kích cỡ (3.6cm), mầu mực dấu đỏ và Doanh nghiệp có 01 mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước

Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

CHƯƠNG II

VỐN VÀ CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY

Điều 7. Vốn điều lệ

Toàn bộ vốn điều lệ của công ty là do chủ sở hữu công ty đóng góp.

Vốn điều lệ của công ty là bằng số: ………………… đồng

Bằng chữ: …………………………….. đồng

Điều 8. Tăng, giảm vốn điều lệ

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.

Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.

Điều 9. Quyền của chủ sở hữu công ty

Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp,

Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;

Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;

Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;

Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

CHƯƠNG III

CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY

Điều 10. Cơ cấu tổ chức quản lý

Chủ tịch công ty: ………………………………..

Giám đốc: …………………………………..

Điều 11. Chủ tịch công ty

Chủ tịch công ty có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan

Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.

Điều 12. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

Nhiệm kỳ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền sau đây:

a) Tổ chức thực hiện quyết định của Chủ tịch công ty;

b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty;

e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Công ty;

g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Chủ tịch Công ty;

i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

k) Tuyển dụng lao động;

l) Các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty.

Điều 13. Kiểm soát viên

Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một đến ba Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá ba năm. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

Kiểm soát viên có các nhiệm vụ sau đây:

a) Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty;

b) Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan nhà nước có liên quan; trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định;

c) Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty;

d) Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu, quyết định của chủ sở hữu công ty.

Kiểm soát viên có quyền xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có nghĩa vụ

cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quyền chủ sở hữu, về quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên.

Điều 14. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên

Người quản lý công ty và Kiểm soát viên được hưởng thù lao hoặc lương và lợi ích khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty.

Chủ sở hữu công ty quyết định mức thù lao, lương và lợi ích khác của Kiểm soát viên. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

CHƯƠNG IV

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Điều 15. Năm tài chính

Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày …./…. dương lịch và chấm dứt vào ngày …./…. hàng năm.

Năm tài chính đầu tiên của Công ty sẽ bắt đầu từ ngày được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến ngày …./…. của năm đó.

CHƯƠNG V

TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ

Điều 16. Giải thể và thanh lý tài sản của công ty

Công ty bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

a) Theo quyết định của Chủ sở hữu;

b) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Hiệu lực của Điều lệ

Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Điều 23. Điều khoản cuối cùng

Những vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty không được nêu trong Bản Điều lệ này sẽ do Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan khác điều chỉnh.

Trong trường hợp điều lệ này có điều khoản trái pháp luật hoặc dẫn đến việc thi hành trái pháp luật, thì điều khoản đó không được thi hành và sẽ được Chủ sở hữu công ty xem xét sửa đổi.

Khi muốn sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ này, chủ sở hữu công ty sẽ quyết định.

 

 

CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY

(Chữ  ký, họ tên và on dấu nếu có)

 

 

Tải về: Mẫu Điều lệ công ty TNHH một thành viên

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com