Lựa chọn loại hình doanh nghiệp là một trong những bước cơ bản cần chuẩn bị trước khi mở công ty. Hai mô hình mà các cá nhân, tổ chức khi thành lập doanh nghiệp thường phân vân nhất là công ty cổ phần và công ty TNHH. Bài viết sau đây sẽ phân tích rõ khi nào nên mở công ty cổ phần, khi nào nên mở công ty TNHH.
Mục lục
Khái niệm công ty cổ phần
Theo Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014, có thể hiểu công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:
– Có tối thiểu 03 cổ đông sáng lập và không hạn chế số lượng tối đa;
– Vốn được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
– Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đã góp.
Khái niệm công ty TNHH
Công ty TNHH được chia thành 02 loại gồm: Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên.
Khoản 1 Điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Theo Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2014, Công ty TNHH hai thành viên là doanh nghiệp:
– Có số lượng thành viên tối thiểu là 02 và tối đa là 50 (có thể là cá nhân hoặc tổ chức);
– Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp.
Nên mở công ty cổ phần hay công ty TNHH?
Cá nhân, tổ chức có dự định mở công ty, khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp nên dựa theo các tiêu chí sau đây:
Tiêu chí |
Công ty TNHH |
Công ty cổ phần |
|
Công ty TNHH một thành viên |
Công ty TNHH hai thành viên trở lên |
||
Quản trị công ty | Một chủ sở hữu | 02 – 50 chủ sở hữu | Tối thiểu là 03 chủ sở hữu, không có giới hạn tối đa |
Cơ cấu vốn | – Thông qua vốn góp của chủ sở hữu
– Vay nợ; phát hành trái phiếu |
– Thông qua vốn góp của chủ sở hữu; Phát hành cổ phiếu
– Vay nợ; phát hành trái phiếu |
|
Phạm vi hoạt động | Phạm vi hoạt động rộng hơn so với công ty cổ phần, bao gồm các ngành nghề mang tính chất đối nhân như dịch vụ kế toán, tư vấn Luật,…. | Phạm vi hoạt động hẹp hơn công ty TNHH, chỉ hoạt động trong các ngành nghề đối vốn | |
Chuyển nhượng vốn | Việc chuyển nhượng vốn của các thành viên khó hơn so với công ty cổ phần (ví dụ: phải chào bán trước cho các thành viên hiện hữu của công ty) | Việc chuyển nhượng cổ phần dễ dàng hơn so với công ty TNHH, chỉ giới hạn 03 năm đối với cổ đông sáng lập |
Lựa chọn mở công ty TNHH
Cá nhân tổ chức nên chọn loại hình doanh nghiệp công ty TNHH nếu muốn quản trị doanh nghiệp dễ dàng hơn, vì:
+ Số lượng chủ sở hữu ít hơn công ty cổ phần và có số lượng tối đa (đối với công ty TNHH hai thành viên);
+ Không có quyền phát hành cổ phiếu để tăng vốn công ty và việc chuyển nhượng vốn bị kiểm soát chặt chẽ hơn, nên dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
Hoặc doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành nghề pháp luật quy định cần thành lập công ty TNHH: luật, kế toán…
Tuy nhiên, việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.
Lựa chọn mở công ty cổ phần
Cá nhân, tổ chức nên chọn loại hình công ty cổ phần nếu muốn dễ dàng huy động vốn cho doanh nghiệp: thông qua hình thức phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên, cần lưu ý việc quản lý và điều hành công ty cổ phần phức tạp hơn do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực luật pháp với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. LNP LAW tự tin mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong các lĩnh vực Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Kinh doanh, Đất đai. Bài viết trên đã tóm tắt Nên mở công ty cổ phần hay công ty TNHH.
Khách hàng khi mở công ty có thể sử dụng các dịch vụ pháp lý sau do chúng tôi cung cấp:
– Tư vấn, hỗ trợ, trả lời các câu hỏi và câu hỏi của khách hàng liên quan đến trình tự, thủ tục mở công ty
– Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp cho khách hàng;
– Thực hiện các thủ tục thành lập công ty cho khách hàng;
– Các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.