Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Hồ sơ đăng ký cần chú ý phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai đăng ký. Chủ sở hữu nhãn hiệu tự mình hoặc uỷ quyền người khác thực hiện đăng ký bảo hộ tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ nhãn hiệu.
>>> Đọc thêm: Phát hiện có bên đang sử dụng nhãn hiệu mình đã đăng kí phải làm gì?
Mục lục
Nhãn hiệu
Nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ trong quyền sở hữu công nghiệp. Là dấu hiệu được nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu được tạo ra và sử dụng nhằm mục đích phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác.
Khác với quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp không được tự động bảo hộ. Chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhãn hiệu phải không có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn để được coi là có khả năng phân biệt.
Nhãn hiệu đáp ứng điều kiện sẽ được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Giấy chứng nhận có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Chủ sở hữu nhãn hiệu nên lưu ý để thực hiện việc gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bằng hình thức nộp đơn giấy hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Với hình thức đơn giấy người nộp đơn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục sở hữu trú tuệ. Địa chỉ: Số 386, Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm các giấy tờ sau:
Tài liệu tối thiểu
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo Mẫu số 04-NH tại Phụ lục A ban hành kèm theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN
– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo đáp ứng các điều kiện
+ Mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc.
+ Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm.
+ Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.
– Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký bảo hộ.
Các tài liệu khác (nếu có)
– Trường hợp chủ sở hữu nộp đơn đăng ký thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thì phải có Giấy uỷ quyền.
– Tài liệu xác nhận nhãn hiệu được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt. Trường hợp nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa biểu tượng, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế.
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (trường hợp nhận chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu).
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên trường hợp đơn đăng ký có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu là một trong những giấy tờ quan trong nhất trong hồ sơ đăng ký. Nội dung tờ khai gồm các mục: mẫu nhãn hiệu; mô tả nhãn hiệu; danh mục và phân nhóm hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Trong đó phần mô tả nhãn hiệu rất quan trọng và là nội dung khó. Chủ sở hữu mô tả nhãn hiệu nhằm đưa nhãn hiệu từ dạng dấu hiệu nhìn thấy được thành một đoạn văn tiếng Việt đọc được. Đoạn mô tả phải làm rõ được các đặc điểm của nhãn hiệu đăng ký.
Mô tả nhãn hiệu trong tờ khai đăng ký
Việc mô tả nhãn hiệu phải thực hiện theo các quy định sau:
– Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có.
– Nhãn hiệu nếu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ ngữ đó phải được phiên âm.
– Nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì từ, ngữ đó phải được dịch ra tiếng Việt.
– Nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số Ả Rập hoặc La-mã thì phải được dịch ra chữ số Ả Rập.
– Phần Danh mục hàng hoá, dịch vụ trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế hàng hoá, dịch vụ theo Thoả ước Nice. Chủ sở hữu nhãn hiệu căn cứ vào Bảng phân hàng hoá/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2019 do Cục Sở hữu trí tuệ công bố để phân loại nhóm đối với nhãn hiệu đăng ký.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.
________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com