Một bác sĩ đứng đầu nhiều phòng khám được không?

Bác sĩ đứng đầu phòng khám là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa. Vậy một bác sĩ có được đứng đầu nhiều phòng khám theo quy định của pháp luật hiện nay?

Đọc thêm: Điều kiện mở phòng khám đa khoa tại Hà Nội

Đọc thêm: Dịch vụ mở phòng khám da liễu tại Hà Nội

1. Quy định của pháp luật về bác sĩ đứng đầu phòng khám

Nghị định số 155/2018/NĐ-CP quy định cơ sở khám, chữa bệnh cần có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đáp ứng các điều kiện:

– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;

– Thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải được thể hiện bằng văn bản;

– Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.

Ngoài quy định chung trên, bác sĩ đứng đầu phòng khám đa khoa, chuyên khoa cần đáp ứng các quy định riêng.

bac si dung dau

1.1. Bác sĩ đứng đầu phòng khám đa khoa

– Số lượng bác sỹ làm việc toàn thời gian (cơ hữu) phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ của phòng khám;

– Bác sĩ đứng đầu phòng khám có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đăng ký; có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng; làm việc toàn thời gian tại phòng khám đa khoa;

1.2. Bác sĩ đứng đầu phòng khám chuyên khoa

Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó.

2. Một bác sĩ có được đứng đầu nhiều phòng khám không?

Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định “người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”. Như vậy bác sĩ nếu đã đăng ký là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám, chữa bệnh thì không được đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh khác.