Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm mới nhất năm 2020

Sự ra đời và phát triển của máy vi tính đã góp phần tạo ra “kinh doanh điện tử” (e-business). Năm 2018 doanh thu thương mại điện tử Việt Nam ước tính đạt 8 tỷ USD. Tiềm năng phát triển lớn, đem lại động lực cho những ngành khác khiến công nghệ thông tin là lĩnh vực được nhà nước ưu đãi tiếp nhận đầu tư. Đây là lý do khiến đầu tư vào công ty phần mềm hiện nay thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

>> Đọc thêm: Điều kiện nhà đầu tư Đức góp vốn thành lập công ty tại Việt Nam.

Công ty phần mềm

Thế nào là công ty phần mềm?

Công ty phần mềm được hiểu là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm. Sản phẩm của công ty là các phần mềm, công nghệ phần mềm. Công ty thực hiện việc phân phối và phát triển sản phẩm phần mềm nhằm mục đích lợi nhuận. Pháp luật hiện nay không đưa ra định nghĩa cụ thể thế nào là công ty phần mềm. Tuy nhiên căn cứ vào Thông tư số 16/2014/TT-BTTTT ta có thể đưa ra một số đặc điểm của công ty phần mềm như sau:

– Công ty được thành lập theo quy định pháp luật và đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh xuất bản phần mềm.

– Phần mềm do công ty sản xuất thuộc một trong các loại sản phẩm phần mềm quy định trong Danh mục sản phẩm phần mềm ban hành kèm theo Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT.

– Công ty thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quy trình sản xuất phần mềm được quy định trong Thông tư số 16/2014/TT-BTTTT.

cong ty phan mem
                                      the nao la cong ty phan mem?

Sản xuất sản phẩm phần mềm:

Phụ lục I Danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư Ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định sản xuất sản phẩm phần mềm là ngành, nghề được đặc biệt ưu đãi đầu tư. Thông tư số 16/2014/TT-BTTTT đưa ra một số định nghĩa pháp lý về hoạt động sản xuất phần mềm. Theo đó

– Phần mềm (hay sản phẩm phần mềm) là một tập hợp gồm những câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình, theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.

– Quy trình sản xuất phần mềm là một tập hợp gồm nhiều công đoạn, mỗi công đoạn gồm một hoặc nhiều tác nghiệp để sản xuất ra một sản phẩm phần mềm.

– Hoạt động sản xuất phần mềm là hoạt động của doanh nghiệp tham gia một hoặc nhiều công đoạn trong quy trình sản xuất nhằm tạo mới hoặc nâng cấp, chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm phần mềm.

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm tại Việt Nam

cong ty phan mem
                nha dau tu nuoc ngoai gop von vao cong ty phan mem

Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam:

Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Nhóm xuất bản phần mềm có mã 5820 gồm

– Xuất bản các phần mềm làm sẵn (không định dạng) như hệ thống điều hành; kinh doanh và các ứng dụng khác; chương trình trò chơi máy tính.

– Xuất bản và phát hành các trò chơi điện tử trực tuyến.

Biểu cam kết của Việt Nam:

Xác định mã CPC (Hệ thống phân loại sản phẩm của Liên Hiệp Quốc) ngành sản xuất phần mềm sẽ giúp nhà đầu tư biết được cam kết mở của thị trường cuả Việt Nam. Từ đó có căn cứ đánh giá tính khả thi của việc đầu tư. Mã CPC được sử dụng trong Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và các hiệp định mà Việt Nam ký kết. Sản xuất phần mềm được phân vào dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan. Có CPC mã 841, 842, 843, 844, 845, 849.

Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO quy định trong vòng 2 năm kể từ ngày gia nhập WTO, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Sau 3 năm kể từ ngày gia nhập, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập chi nhánh.

Như vậy WTO, các hiệp định thương mại song phương, đa phương cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp 100% vốn vào công ty phần mềm tại Việt Nam. 

Điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài góp vốn:

Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty phần mềm. Nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế tỷ lệ vốn góp khi đầu tư sản xuất phần mềm tại Việt Nam. Vì vậy nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu 100% vốn điều lệ của công ty phần mềm.

Kinh doanh sản xuất phần mềm không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nhưng trường hợp nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn mà sở hữu trên trên 51% vốn điều lệ thì phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng các điều kiện đầu tư thì Sở sẽ ra văn bản chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.

Sau khi nhận được văn bản chấp thuận của Sở Kế hoạch và Đầu tư, công ty phần mềm thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ và thay đổi cổ đông/thành viên tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đăng ký.

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.

Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com