
Nhãn hiệu là gì? Đặc điểm và 2 cách phân loại nhãn hiệu cơ bản nhất
1. Nhãn hiệu là gì?
Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. (Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2009).
2. Đặc điểm của
Đặc điểm thứ nhất, do nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ có chức năng chính là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau nên nó có đặc điểm dễ nhận biết, ghi nhớ. Do đó nó phải chứa đựng những đặc điểm nổi bật, dễ nhận dạng về mặt hình ảnh. Nhãn hiệu có thể là sự kết hợp sáng tạo của hình ảnh, từ ngữ, hình vẽ để thể hiện vẻ độc đáo, gây ấn tượng với người tiêu dùng nên thường được thể hiện ở những vị trí nổi trội, dễ nhìn thấy như ở trên sảm phẩm, bao bì sản phẩm, tờ rơi hoặc các ấn phẩm truyền thông khác.
Đặc điểm thứ hai, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ là tài sản vô hình, phi vật chất. Đối với các tài sản hữu hình thông thường, giá trị sử dụng của nó thường bị hao mòn qua thời gian thông qua việc sử dụng, nhưng riêng đối với nhãn hiệu, giá trị của nó có khả năng tăng lên theo thời gian thông qua sự uy tín, danh tiếng của sản phẩm hay của dịch vụ. Nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ nếu đứng tách rời ra khỏi sản phẩm hay dịch vụ đó thì sẽ có giá trị không lớn, tuy nhiên nếu được sử dụng cho một hàng hóa có chất lượng cao, chiếm được niềm tin của người tiêu dùng và được sử dụng rộng rãi thì nhãn hiệu đó trở nên rất có giá trị.
Giá trị của nhãn hiệu ở đây được hiểu là những triển vọng, kỳ vọng về lợi nhuận mà nó có thể đem lại cho chủ sở hữu. Giá trị của nhãn hiệu là thành quả của một quá trình gồm nhiều công đoạn trong nhiều lĩnh vực như sản xuất sản phẩm, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, hệ thống điều hành và phân phối sản phẩm, kiểm duyệt chất lượng sản phẩm,… Vì vậy giá trị đó sẽ tiềm ẩn trong niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ đó.
Đặc điểm thứ ba, nhãn hiệu mang tính độc quyền đối với chủ sở hữu. Quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ đã được bảo hộ thuộc về chủ sở hữu của nó. Chủ sở hữu đó hoàn toàn có quyền sử dụng, quyền chuyển dịch, quyền khai thác giá trị từ nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực SHTT.
3. Phân loại
Nhãn hiệu thường là các dấu hiệu như một từ, ngữ (một cụm từ), hình ảnh, biểu tượng, lô gô hoặc sự kết hợp các yếu tố này được sử dụng trên hàng hóa hoặc dịch vụ để giúp người tiêu dùng có thể phân biệt được các sản phẩm, dịch vụ khác nhau trên thị trường.
a. Phân loại theo tính chất
Nhãn hiệu thông thường: là những nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ xuất hiện trên thị trường. Nhãn hiệu thông thường là loại nhãn hiệu phổ biến nhất trong số các nhãn hiệu mà ta thường gặp.
Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Nhãn hiệu liên kết: là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
Xem thêm: Chủ thể của quyền sở hữu công nghiệp
b. Phân loại theo mức độ nổi tiếng
Nhãn hiệu nổi tiếng: là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Tham khảo thêm: Cách phân loại nhãn hiệu
Trên đây là các thông tin hữu ích về Nhãn hiệu mà LNP cung cấp. Để biết thêm các thông tin chi tiết khác, vui lòng liên hệ:
Hotline: 0968896603 hoặc Email: lnpvnn@gmail.com
Vui lòng xem thêm dịch vụ khác tại Tư vấn pháp lý LNP
Rất hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng Quý Doanh nghiệp!