Mỗi một hàng hoá, dịch vụ trên thị trường đều được gắn với một nhãn hiệu nhất định, giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng phân biệt được sản phẩm của công ty này với công ty khác. Vậy những loại nhãn hiệu nào có thể đăng ký độc quyền theo pháp luật sở hữu trí tuệ hiện nay?
Bài viết: 5 lý do nên đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm
Bài viết: Thủ tục đăng ký độc quyền logo
Mục lục
Nhãn hiệu là gì?
Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009 và 2019 quy định: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Những loại nhãn hiệu có khả năng đăng ký độc quyền
Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được coi là có khả năng đăng ký độc quyền bảo hộ khi đáp ứng đủ hai điều kiện sau:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng: chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
Tuy nhiên, pháp luật quy định những dấu hiệu này vẫn sẽ không được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ, ví dụ: Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với
+ Hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
+ Biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội…
+ Dấu hiệu chỉ là màu sắc mà không được kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không được thể hiện thành dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình;…
– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ: Một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.
Và nhãn hiệu đó không là dầu hiệu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật SHTT như:
+ Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng
+ Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến
+ Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh
Ngoài ra, đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Đăng ký độc quyền nhãn hiệu
Cá nhân, tổ chức đăng ký độc quyền cho nhãn hiệu của mình cần tiến hành soạn và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Thực hiện theo Mấu số 04-NH Phụ lục A ban hành kèm theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN;
– 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo. Mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu trên tờ khai đăng ký cả về kích thước và màu sắc;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu;
– Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thì cần thêm giấy uỷ quyền;
– Nếu nhãn hiệu đã được đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ tại quốc gia khác thì có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Trường hợp này đơn đăng ký nhãn hiệu cần có thêm tài liệu chứng minh quyền ưu tiên.
Tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ ít nhất là 13 tháng tính từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, trên thực tế tổng thời gian cho việc đăng ký nhãn có thể kéo dài lâu hơn tuỳ trường hợp cụ thể.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực luật pháp lý với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. LNP LAW tự tin mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong các lĩnh vực Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Kinh doanh, Giấy phép con. Bài viết trên đã trả lời thắc mắc của Quý khách hàng về Những loại nhãn hiệu nào có thể đăng ký độc quyền.
Khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu có thể sử dụng các dịch vụ do chúng tôi cung cấp:
– Tư vấn, hỗ trợ, trả lời các câu hỏi và thắc mắc của khách hàng liên quan đến đăng ký độc quyền nhãn hiệu – Logo;
– Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu – Logo;
– Nộp hồ sơ, theo dõi, lấy kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký nhãn hiệu – Logo;
– Các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.