Nhượng quyền là hoạt động thương mại diễn ra phổ biến tại các nước phát triển trên thế giới. Hợp đồng nhượng quyền đầu tiên trên thế giới được ký kết tại Mỹ vào năm 1851. Nhượng quyền thương mại xuất hiện tại Việt Nam vào những năm 2000. Trong những năm gần đây nhiều thương hiệu cả trong và ngoài nước thành công tại Việt Nam nhờ áp dụng mô hình nhượng quyền thương mại.
>> Đọc thêm: Triển vọng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
Mục lục
Định nghĩa hoạt động nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền kinh doanh trong tiếng Pháp (franchise) có nghĩa là trung thực hay tự do. Được hiểu là việc cho phép một cá nhân hay tổ chức (bên nhận nhượng quyền) kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo phương pháp của bên nhượng quyền tại địa điểm xác định trong một thời gian để nhận được một khoản phí hay % từ doanh thu.
Lịch sử phát triển nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại đã xuất hiện từ lâu trên thế giới. Tại Việt Nam đây vẫn là hoạt động mới mẻ do mới chỉ xuất hiện trong chục năm trở lại đây
Trên thế giới
Hình thức sơ khai của nhượng quyền thương mại được xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 17-18 tại Châu Âu. Năm 1840 các nhà sản xuất bia Đức cho phép một vài quán bia quyền bán sản phẩm của họ. Tuy nhiên nhượng quyền thương mại được công nhận khởi nguồn tại Hoa Kỳ vào năm 1851. Khi nhà sản xuất máy khâu Singer ký hợp đồng nhượng quyền thương mại đầu tiên với các đối tác.
Nhượng quyền thương mại chỉ thực sự bùng nổ sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Dân số tăng nhanh khiến nhu cầu tiêu dùng, sử dụng dịch vụ tăng cao, Nhượng quyền với những ưu điểm của mình đã trở thành mô hình phù hợp để phát triển mạng lưới phân phối. Nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ như cung cấp thức ăn nhanh và khách sạn.
Tại Việt Nam
Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam phát triển với một số thương hiệu như: Phở 24, cửa hành bánh bánh Bakery của Kinh Đô, cà phê Trung Nguyên, Highlands Coffee V/v. Chỉ trong một thời gian ngắn ở Việt Nam đã hình thành một số chuỗi cửa hàng nhượng quyền thương mại phát triển nhanh và rất thành công. Dự báo nhượng quyền thương mại ở Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới bởi các lý do:
– Dân số đông cùng nền kinh tế đang có những bước phát triển vững chắc. Nhu cầu tiêu dùng và sử dụng dịch vụ của người dân Việt Nam hiện rất cao. Thị trường Việt Nam là mảnh đất đầy tiềm năng cho hoạt động nhượng quyền thương mại;
– Kinh tế Châu Á trong đó có Việt Nam đang trở thành động lực phát triển của kinh tế toàn cầu. Đã biến nơi đây trở thành điểm đến mở rộng kinh doanh của các thương hiệu trên thế giới. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt cũng đang từng bước đưa thương hiệu của mình tiếp cận thị trường nước ngoài;
– Sự phát triển của các trung tâm mua sắm, đô thị, V/v trở thành địa điểm kinh doanh lý tưởng của hoạt động nhượng quyền thương mại. Đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Nơi tập trung đông dân với sức mua lớn và khả năng mở rộng kênh phân phối.
Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại
Hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định trong các văn bản pháp luật sau:
– Luật Thương mại 2005;
– Nghị định số 35/2006/NĐ-CP;
– Nghị định số 120/2011/NĐ-CP;
– Nghị định số 08/2018/NĐ-CP;
– Thông tư số 09/2006/TT-BTM.
– Và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại
Luật Thương mại 2005 quy định nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại. Theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo điều kiện
– Mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo phương thức do bên nhượng quyền quy định. Bên nhận quyền được sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong điều hành công việc kinh doanh.
Pháp luật quy định nhượng quyền thương mại phải được lập thành hợp đồng dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Điều kiện nhượng quyền thương mại
Nghị định số 08/2018/NĐ-CP quy định thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Thời điểm 01 năm được tính từ ngày cấp Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh của đơn vị đầu tiên trong hệ thống.
Các điều kiện được quy định trong Nghị định số 35/2006/NĐ-CP và Nghị định số 120/2011/NĐ-CP đã được bãi bỏ. Bên nhượng quyền và bên nhận quyền không cần phải đáp ứng điều kiện như
– Bên nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Công Thương;
– Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại;
– Thương nhân nhận quyền thương mại phải có đăng ký kinh doanh nghành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Nhượng quyền thương mại là gì? Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.
________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com