Những nội dung chủ yếu trong hoạt động kiểm soát rủi ro doanh nghiệp 2020

Các biện pháp kiểm soát rủi ro rất quan trọng nhằm giảm thiểu các rủi ro và tăng cường các cơ hội trong quản lý dự án. Những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro và tổn thất hoặc lợi ích. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu và thực hiện đúng. Bài viết dưới đây, LNP sẽ chia sẻ cho doanh nghiệp về các rủi ro và cách kiểm soát các rủi ro này.

>>> Đọc thêm : Kiểm soát hoạt động tuân thủ của doanh nghiệp 2020

Kiểm soát rủi ro tài chính:

Là những rủi ro trong lĩnh vực quản lý tài chính như rủi ro tín dụng, tỷ giá, lãi suất, thanh khoản, đầu tư, tài sản, công nợ, dòng tiền… Vấn đề xảy ra có thể là lãi suất cao dẫn đến đầu tư kém hiệu quả vì lo lắng đến việc trả lãi cho ngân hàng. Rủi ro về tỷ giá cũng khiến nhiều doanh nghiệp hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu lao đao khi ký hợp đồng mua hàng bằng ngoại tệ xong thì tỷ giá tăng cao bất ngờ.

Với vấn đề này, doanh nghiệp khó thể kiểm soát rủi ro thông qua phòng tài chính của doanh nghiệp. Ngoài việc thiết lập cơ cấu tổ chức, doanh nghiệp cũng nên trích quỹ dự phòng, hoạch định chính sách xử lý tài chính trong trường hợp rủi ro để chủ động hơn khi rủi ro xảy đến.

kiem soat rui ro
                                               kiem soat rui ro

Kiểm soát rủi ro về chính sách quản lý:

Là những rủi ro liên quan đến chính sách quản lý của nhà nước, của nội bộ doanh nghiệp. Khi chính sách nhà nước thay đổi, bắt buộc doanh nghiệp bắt buộc phải tuân theo chính sách mới của nhà nước. Nhà nước sẽ quy định về thời gian thực hiện chính sách mới, sẽ có những ưu đãi để giúp doanh nghiệp thích ứng với chính sách mới. Ví dụ như chính sách mở cửa hay đóng cửa đối với doanh nghiệp nước ngoài có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp trong nước. Hoặc việc thay đổi chính sách ưu đãi về thuế, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp, chính sách hoạt động sẽ thay đổi liên tục để phù hợp với tình hình thực tế. Vì vậy, trước khi đưa ra chính sách mới, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thật kỹ thị trường để đưa ra chính sách hợp lý. Đối với chính sách thay đổi từ phía nhà nước, doanh nghiệp nên chủ động cập nhật tình hình, chủ động trong quá trình kinh doanh để giảm tới mức tối đa sự ảnh hưởng do thay đổi chính sách nhà nước.

Kiểm soát rủi ro liên quan đến sở hữu trí tuệ:

Là những rủi ro liên quan đến nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, hình ảnh, uy tín thương hiệu của doanh nghiệp. Sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình của doanh nghiệp, quyết định đến thành bại của một doanh nghiệp trên thị trường. Một công ty có những hoạt động bất chính, lừa dối người tiêu dùng, hay gây tác hại về sức khỏe, môi trường chắc chắn sẽ làm xấu hình ảnh thương hiệu, dẫn đến bị khách hàng tẩy chay, có thể trở thành thua lỗ, thậm chí phá sản. Hoặc công ty khác, bỏ công xây dựng thương hiệu nhưng không bảo hộ, bị đối thủ bắt chước, làm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng… cũng sẽ khiến thương hiệu bị xa lánh bởi người tiêu dùng.

Đối với loại rủi ro này, cách duy nhất để kiểm soát rủi ro là doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ ngay khi thiết kế logo, nhãn hiệu, sản phẩm được bảo hộ với tư cách là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp… Quản lý tài sản trí tuệ một cách chặt chẽ, khai thác hợp lý. Ngay khi phát hiện đối thủ sử dụng trái phép phải liên hệ với đối thủ để đàm phán hoặc nhờ bên thứ ba có thẩm quyền giải quyết.

Kiểm soát rủi ro về lao động:

Là những rủi ro liên quan đến nguồn nhân lực doanh nghiệp. Những người lao động giỏi, có kinh nghiệm có thể bỏ doanh nghiệp ra đi vì một lý do nào đó. Chất xám của doanh nghiệp (thường kèm theo bí quyết công nghệ, bí mật kinh doanh) có thể chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Những lý do dẫn đến rủi ro về nhân lực có thể là vấn đề về tiền lương, chế dộ làm việc, bảo hiểm…

Vì vậy, ngoài việc đảm bảo mức lương, mức đóng bảo hiểm, các khoản thưởng…tối thiểu theo quy định pháp luật, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến đời sống của người lao động, có những chính sách đặc biệt dành cho người làm việc lâu năm, có kinh nghiệm…

Kiểm soát rủi ro hợp đồng:

Là những rủi ro liên quan đến việc ký kết các hợp đồng hợp tác, hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán… Những điều khoản thiếu rõ ràng, không chặt chẽ, hoặc bị lừa dối có thể gây bất lợi, dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp khi có tranh chấp.

Đối với loại rủi ro này, doanh nghiệp nên nhờ sự kiểm soát từ ban pháp chế hoặc các chuyên viên pháp lý của các công ty luật để đảm bảo phúc lợi, giữ chân lao động giỏi.

kiem soat rui ro
                                               kiem soat rui ro

Kiểm soát rủi ro bảo mật:

Đó là những rủi ro liên quan đến thông tin. Bí quyết công nghệ, bí mật kinh doanh có thể bị tiết lộ, hoặc rò rỉ tới đối thủ. Đối với những doanh nghiệp quy mô lớn thì bí mật kinh doanh, tài sản trí tuệ, thông tin khách hàng…là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qu. Chỉ cần các thông tin trên bị lộ doanh nghiệp có thể đối mặt với nguy cơ phá sản.

Vấn đề này vốn rất khó xử lý nên doanh nghiệp nên có một phòng/ban riêng phụ trách kiểm soát thông tin, bí mật liên quan đến doanh nghiệp. Cũng có thể dùng đến biện pháp tài chính đối với những cá nhân nắm giữu thông tin mật của doanh nghiệp, nên ràng buộc đối phương bằng điều khoản trong hợp đồng.

Hy vọng rằng với bài viết của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc về Nội dung hoạt động kiểm soát rủi ro mà doanh nghiệp hay gặp phải. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP .

Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?

Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.

Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.

Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Những nội dung chủ yếu trong hoạt động kiểm soát rủi ro doanh nghiệp 2020. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.

________________________________
Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc.
Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư:
LNP LAW
Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02463292936
HOTLINE: 0832929912
Email: info@lnplegal.com