Hành vi xâm phạm quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu được hiểu là các hành vi sao chép, làm giả, sử dụng trái phép toàn bộ hoặc một phần các yếu tố chính của nhãn hiệu đang được cấp văn bằng bảo hộ.
Xem thêm: 3 trường hợp vi phạm quyền tác giả phố biến nhất hiện nay
Mục lục
Hành vi xâm phạm quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu
Căn cứ theo khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ quy định rõ các hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như sau:
– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Quy trình xử lý hành vi xâm phạm quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu
Để có thể tiến hành xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu có quyền thực hiện các công việc sau:
Xử lý vi phạm:
Dựa vào kết quả giám định, chủ thể quyền có thể lựa chọn các phương án sau đây để xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu
+ Bước thứ nhất: Gửi thư cảnh báo đến bên vi phạm
Gửi thư cảnh báo đến bên vi phạm và yêu cầu bên vi phạm chấm dứt ngay lập tức hành vi xâm phạm tới quyền của chủ sở hữu.
+ Bước thứ hai: Khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Bên Vi phạm chấm dứt việc sử dụng bản quyền hình ảnh đồng thời yêu cầu xin lỗi, yêu cầu bồi thường thiệt hại chấm dứt hành vi xâm phạm.
Nếu sau khi gửi thư cảnh báo mà bên vi phạm vẫn không chấm dứt việc xâm phạm nhãn hiệu trên. Chủ sở hữu nên yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Bên vi phạm
Hồ sơ yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ:
– 03 Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu
– Tài liệu thể hiện hành vi xâm phạm quyền của Bên vi phạm
Có thể là ảnh chụp biển hiệu của bên vi phạm; Tài liệu, giấy tờ dùng trong giao dịch kinh doanh của bên vi phạm.
Lưu ý: Việc yêu cầu giám định mặc dù không phải là một thủ tục bắt buôc, nhưng trên thực tế, kết luận giám định sẽ là nguồn chứng cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết vụ việc.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
Hồ sơ giám định sở hữu trí tuệ: Cục sở hữu trí tuệ
Hồ sơ khởi kiện hành vi vi phạm: Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/Thành phố.
Mức phạt vi phạm nhãn hiệu
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, hành vi xâm phạm nhãn hiệu được xử lý như sau:
“Điều 11. Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:
- a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
- b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng……”
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
- Là Công ty chuyên về lĩnh vực dân sự, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư, Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
- Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
- Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý khách hàng về Phải làm gì khi phát hiện bị xâm phạm quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu? Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP
‣ Address: No. 225A Nguyen Ngoc Vu, Trung Hoa, Cau Giay, Ha Noi.
‣ Email: lawyer@lnplegal.com
‣ Tel: 024 6329 2936
‣ Hotline: 0832929912
‣ Website: lnplegal.com – luatsutuvanluat.com
‣ Linkedin: linkedin.com/company/lnplegal
lawfirmvietnam.com – fdivietnam.net #foreigninvestors #vietnam