Đăng ký quyền tác giả là việc xác lập quyền sở hữu hợp pháp của tác giả đối với sản phẩm thuộc sở hữu của mình.
Xâm phạm quyền tác giả là hành động diễn ra ngày càng phổ biến, do một bộ phận tác giả trong xã hội hiên nay vẫn chưa thực sự thấy được tầm quan trọng của việc xác lập quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với sản phẩm, hoặc cũng có thể tác giả “bỏ quên” mất việc này, dẫn đến những rủi ro ngoài mong muốn không lường trước được.
Xem thêm: 3 trường hợp vi phạm quyền tác giả phổ biến nhất hiện nay
Mục lục
Quyền tác giả là gì?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 định nghĩa về quyền tác giả như sau:
“2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”
Các hành vi xâm phảm quyền tác giả
Căn cứ theo Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 quy định về các hành vi xâm phạm bản quyền tác giả
“Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
- Mạo danh tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”
Xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả như thế nào?
Để có thể tiến hành xử lý vi phạm quyền tác giả, chủ sở hữu có quyền thực hiện các công việc sau:
Bước 1: Gửi thư cảnh báo đến bên vi phạm
Gửi thư cảnh báo đến bên vi phạm và yêu cầu bên vi phạm chấm dứt ngay lập tức hành vi xâm phạm tới quyền của chủ sở hữu.
Bước 2: Khởi kiện ra Tòa án
Chủ sở hữu khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Bên Vi phạm chấm dứt việc sử dụng tác phẩm và đồng thời yêu cầu xin lỗi, yêu cầu bồi thường thiệt hại chấm dứt hành vi xâm phạm.
Nếu sau khi gửi thư cảnh báo mà bên vi phạm vẫn không chấm dứt việc xâm phạm bản quyền trên. Chủ sở hữu nên yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Bên vi phạm
Hồ sơ yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ:
– 03 Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu
– Tài liệu thể hiện hành vi xâm phạm quyền của Bên vi phạm
Có thể là ảnh chụp biển hiệu của bên vi phạm; Tài liệu, giấy tờ dùng trong giao dịch kinh doanh của bên vi phạm.
Lưu ý: Việc yêu cầu giám định mặc dù không phải là một thủ tục bắt buôc, nhưng trên thực tế, kết luận giám định sẽ là nguồn chứng cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết vụ việc.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
Hồ sơ khởi kiện hành vi vi phạm: Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/Thành phố.
Một số mức phạt vi phạm bản quyền tác giả hiện nay:
Căn cứ theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP, một số mức phạt vi phạm bản quyền tác giả như sau:
– Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
– Hành vi vận chuyển, tàng trữ hàng hóa sao chép lậu
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
– Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của LNP LAW chúng tôi?
- Là Công ty chuyên về lĩnh vực dân sự, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư, Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
- Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
- Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý khách hàng về Phải làm gì khi phát hiện bị xâm phạm quyền tác giả? Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP
‣ Address: No. 225A Nguyen Ngoc Vu, Trung Hoa, Cau Giay, Ha Noi.
‣ Email: lawyer@lnplegal.com
‣ Tel: 024 6329 2936
‣ Hotline: 0832929912
‣ Website: lnplegal.com – luatsutuvanluat.com
‣ Linkedin: linkedin.com/company/lnplegal
lawfirmvietnam.com – fdivietnam.net #foreigninvestors #vietnam