Quy trình thủ tục đăng ký sáng chế theo quy định mới

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật được bảo hộ độc quyền dưới hình thức Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Vậy hồ sơ, quy trình và thủ tục đăng ký sáng chế hiện nay được quy định như thế nào?

Đọc thêm: Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế theo quy định pháp luật mới nhất năm 2020

Đọc thêm: Gia hạn nhãn hiệu tại Hà Nội và TP.HCM

1. Điều kiện bảo hộ sáng chế

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ khi có tính mới, trình độ sáng tạo, không phải hiểu biết thông thường và có khả năng áp dụng công nghiệp. Giải pháp kỹ thuật có hai dạng gồm:

1.1. Sản phẩm

Sản phẩm dưới dạng vật thể gồm: dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện, v/v có chức năng đáp nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người.

Sản phẩm dưới dạng chất gồm: đơn chất, hợp chất và hỗn hợp chất. Ví dụ: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm, v/v. Hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học như động/thực vật biến đổi gen.

1.2. Quy trình hay phương pháp

Gồm quy trình sản xuất, phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, v/v. Được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành quá trình thông qua thực hiện các thao tác nhằm đạt được mục đích nhất định.

dang ky sang che

2. Hồ sơ đăng ký sáng chế

Hồ sơ đăng ký sáng chế gồm các giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký sáng chế (mẫu do LNP Law cung cấp)

– Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích có phần mô tả, yêu cầu bảo hộ, hình vẽ hoặc sơ đồ

– Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích.

– Giấy uỷ quyền (mẫu do LNP Law cung cấp)

Pháp luật quy định hồ sơ đăng ký sáng chế cần đáp ứng các yêu cầu nhất định về biểu mẫu, hình thức, nội dung. Vì vậy việc soạn, chuẩn bị hồ sơ sẽ rất khó khăn nếu không có kinh nghiệm. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký sáng chế sử dụng dịch vụ do LNP Law cung cấp sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức.

3. Thủ tục đăng ký sáng chế

Đơn đăng ký sáng chế có thể nộp bản giấy trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ngoài địa chỉ trên Cục Sở hữu trí tuệ cũng có hai văn phòng đại diện tại miền Trung và miền Nam có chức năng tiếp nhận đơn.

Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký sáng chế được xem xét theo trình tự dưới đây:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn nếu đơn đăng ký đáp ứng điều kiện thì sẽ có quyết định hợp lệ hình thức;

– Công bố đơn đăng ký sáng chế

+ Đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác về sáng chế (đơn PCT) được công bố trrong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

+ Đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm.

– Thẩm định nội dung: không quá 18 tháng kể từ ngày công bố đơn. Tuy nhiên thời gian trên thực tế có thể kéo dài đến 24 tháng.

– Sáng chế đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo quy định pháp luật thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Kết quả là chủ đơn đăng ký nhận được Bằng độc quyền sáng chế.